Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?
Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 26 Nghị định 126/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Tài chính, tài sản của hội
1. Tài chính của hội:
a) Nguồn thu của hội:
Phí gia nhập hội, hội phí hàng năm của hội viên;
Thu từ các hoạt động của hội theo quy định của pháp luật;
Tiền viện trợ, tài trợ, ủng hộ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
Ngân sách nhà nước hỗ trợ (nếu có) cho các nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật;
Các khoản thu hợp pháp khác.
b) Các khoản chi của hội:
Chi hoạt động thực hiện nhiệm vụ của hội;
Chi thực hiện nhiệm vụ được giao (nếu có);
Chi thuê trụ sở, mua sắm phương tiện làm việc;
Chi thực hiện chế độ, chính sách đối với những người làm việc tại hội theo quy định của hội phù hợp với quy định của pháp luật;
Chi khen thưởng và các khoản chi khác theo quy định của hội.
2. Tài sản của hội bao gồm trụ sở và các tài sản hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
3. Việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của hội thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự, pháp luật về tài chính, kế toán, kiểm toán, thống kê và điều lệ của hội, đảm bảo nguyên tắc không vì mục tiêu lợi nhuận. Đối với tài sản công thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
4. Tài chính, tài sản của hội khi chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; đình chỉ hoạt động có thời hạn và giải thể được giải quyết theo quy định tại Điều 36 Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.
Theo đó, hội sẽ thực hiện các khoản chi bao gồm:
- Chi hoạt động thực hiện nhiệm vụ của hội;
- Chi thực hiện nhiệm vụ được giao (nếu có);
- Chi thuê trụ sở, mua sắm phương tiện làm việc;
- Chi thực hiện chế độ, chính sách đối với những người làm việc tại hội theo quy định của hội phù hợp với quy định của pháp luật;
- Chi khen thưởng và các khoản chi khác theo quy định của hội.
Do đó, việc chi thực hiện chế độ chính sách đối với những người làm việc tại hội sẽ thuộc những khoản chi mà hội phải thực hiện.
Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không? (Hình từ Internet)
Người làm việc tại hội vi phạm điều lệ của hội sẽ bị xử lý như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 29 Nghị định 126/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Kỷ luật và giải quyết phản ánh, kiến nghị, tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến hội
1. Hội viên, tổ chức thuộc hội và người làm việc tại hội vi phạm điều lệ, quy chế, quy định của hội do hội xem xét, kỷ luật theo quy định của hội. Trường hợp gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
2. Việc giải quyết đơn, phản ánh, kiến nghị, tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến hội do ban kiểm tra hội tham mưu, giải quyết theo quy định của điều lệ và quy chế của hội; trường hợp hội không giải quyết được thì chuyển Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người làm việc tại hội vi phạm điều lệ, quy chế, quy định của hội do hội xem xét, kỷ luật theo quy định của hội.
Trường hợp gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Hội có quyền phải cung cấp thông tin cần thiết cho hội viên không?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 23 Nghị định 126/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Quyền của hội
1. Tổ chức, hoạt động theo điều lệ hội đã được phê duyệt.
2. Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích hoạt động của hội. Được cung cấp thông tin, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
3. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của hội.
4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên và cộng đồng phù hợp với tôn chỉ, mục đích của hội.
5. Tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của hội.
6. Phổ biến, bồi dưỡng kiến thức cho hội viên; cung cấp thông tin cần thiết cho hội viên theo quy định của pháp luật.
7. Tham gia các chương trình, dự án, đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, các hoạt động tư vấn, phản biện chính sách theo đề nghị của cơ quan nhà nước; tham gia cung cấp dịch vụ công, tổ chức dạy nghề, truyền nghề theo quy định của pháp luật.
8. Hội hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh được đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với nơi đặt trụ sở của hội theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định này và có thể đặt văn phòng đại diện tại nước ngoài.
9. Thành lập và quản lý chặt chẽ tổ chức thuộc hội theo quy định của pháp luật và điều lệ hội phù hợp với tôn chỉ, mục đích và lĩnh vực hoạt động của hội.
...
Theo đó, hội sẽ được quyền phổ biến, bồi dưỡng kiến thức cho hội viên và cung cấp thông tin cần thiết cho hội viên theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?