Việc thu nộp ngân sách nhà nước thì các cơ quan nào phối hợp với nhau để thu? Thông tin thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng thông điệp điện tử có cần thiết phải có chữ ký điện tử hay không?
- Việc thu nộp ngân sách nhà nước thì các cơ quan nào phối hợp với nhau để thu?
- Thông tin thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng thông điệp điện tử có cần thiết phải có chữ ký điện tử hay không?
- Khi thực hiện thu nộp ngân sách nhà nước thì cơ quan thuế phối hợp với ngân hàng để thực hiện những công việc gì?
Việc thu nộp ngân sách nhà nước thì các cơ quan nào phối hợp với nhau để thu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 84/2016/TT-BTC như sau:
Trao đổi thông tin liên quan đến thu nộp ngân sách nhà nước
1. Cơ quan thuế, cơ quan kho bạc nhà nước, ngân hàng phối hợp thu, ngân hàng ủy nhiệm thu sử dụng phương thức giao dịch điện tử trong việc trao đổi danh Mục dùng chung, dữ liệu về người nộp thuế, dữ liệu về Khoản thuế, số thuế đã thu nộp ngân sách nhà nước. Trường hợp có sự cố kỹ thuật không áp dụng được phương thức giao dịch điện tử, các bên tạm thời trao đổi thông tin liên quan đến thu nộp ngân sách nhà nước bằng phương thức phù hợp khác để bảo đảm có thông tin, dữ liệu kịp thời phục vụ công tác quản lý thu nộp ngân sách nhà nước.
...
Như vậy, có thể thấy rằng cơ quan thuế, cơ quan kho bạc nhà nước, ngân hàng phối hợp thu.
Việc thu nộp ngân sách nhà nước thì các cơ quan nào phối hợp với nhau để thu? Thông tin thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng thông điệp điện tử có cần thiết phải có chữ ký điện tử hay không?
Thông tin thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng thông điệp điện tử có cần thiết phải có chữ ký điện tử hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 84/2016/TT-BTC như sau:
Trao đổi thông tin liên quan đến thu nộp ngân sách nhà nước
...
2. Thông tin thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng thông điệp điện tử trao đổi giữa các bên liên quan phải đáp ứng yêu cầu:
a) Có đầy đủ tiêu chí theo quy định của Thông tư này và phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành;
b) Được ký bằng chữ ký điện tử và áp dụng phương án bảo mật.
3. Chữ ký điện tử ký trên thông điệp điện tử:
a) Do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; Có hiệu lực trong thời gian các bên kết nối, trao đổi thông tin điện tử.
b) Được thông báo bằng văn bản để các bên liên quan (cơ quan thuế, cơ quan kho bạc nhà nước, ngân hàng) chấp nhận trong các giao dịch điện tử liên quan đến thu nộp ngân sách nhà nước.
Trường hợp thay đổi chữ ký điện tử, đơn vị sử dụng chữ ký điện tử có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho các bên liên quan trước ngày chữ ký điện tử mới có hiệu lực ít nhất 15 ngày.
Theo đó, thông tin thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng thông điệp điện tử cần thiết phải được ký bằng chữ ký điện tử.
Bên cạnh đó, chữ ký điện tử phải:
- Do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận;
- Có hiệu lực trong thời gian các bên kết nối, trao đổi thông tin điện tử.
- Được thông báo bằng văn bản để các bên liên quan (cơ quan thuế, cơ quan kho bạc nhà nước, ngân hàng) chấp nhận trong các giao dịch điện tử liên quan đến thu nộp ngân sách nhà nước.
Như vậy, có thể thấy rằng thông tin thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng thông điệp điện tử cần thiết phải được ký bằng chữ ký điện tử và chữ ký điện tử cũng phải đảm bảo được các tiêu chí như trên.
Khi thực hiện thu nộp ngân sách nhà nước thì cơ quan thuế phối hợp với ngân hàng để thực hiện những công việc gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 84/2016/TT-BTC như sau:
Trách nhiệm của cơ quan thuế, cơ quan kho bạc nhà nước, ngân hàng, người nộp thuế trong thực hiện thu nộp ngân sách nhà nước
1. Trách nhiệm của cơ quan thuế
a) Cập nhật kịp thời các thông tin về danh Mục dùng chung, dữ liệu về người nộp thuế, dữ liệu về Khoản thuế trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
b) Phối hợp với ngân hàng để ký và thực hiện thỏa thuận hợp tác phối hợp thu ngân sách nhà nước.
c) Hỗ trợ ngân hàng/ cơ quan kho bạc nhà nước về nghiệp vụ và kỹ thuật trong quá trình triển khai phối hợp thu ngân sách nhà nước.
d) Cấp tài Khoản giao dịch nộp thuế điện tử cho người nộp thuế theo quy định của Bộ Tài chính về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế; hướng dẫn người nộp thuế trong việc lập bảng kê nộp thuế hoặc giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước; cung cấp cho người nộp thuế dữ liệu về Khoản thuế để phục vụ việc lập chứng từ nộp tiền đầy đủ và chính xác; xác nhận số thuế đã nộp theo đề nghị của người nộp thuế.
đ) Tiếp nhận thông tin về số thuế đã nộp từ cơ quan kho bạc nhà nước và các ngân hàng để phục vụ công tác quản lý thuế; thực hiện tra soát các Khoản thu nộp với cơ quan kho bạc nhà nước, ngân hàng, người nộp thuế; xử lý các vấn đề sai sót liên quan đến các Khoản thu nộp ngân sách nhà nước.
e) Phối hợp với cơ quan kho bạc nhà nước trong việc đối chiếu số liệu, đảm bảo khớp đúng về số đã nộp ngân sách nhà nước trước khi khóa sổ kế toán thuế.
g) Xem xét đình chỉ hoặc chấm dứt việc tham gia phối hợp thu ngân sách nhà nước với ngân hàng nếu ngân hàng không đáp ứng thỏa thuận phối hợp thu ngân sách nhà nước hoặc có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý thuế.
2. Trách nhiệm của cơ quan kho bạc nhà nước
a) Cung cấp kịp thời cho Tổng cục Thuế danh Mục ngân hàng ủy nhiệm thu; cung cấp cho cơ quan quản lý thu về cơ quan kho bạc nhà nước tiếp nhận và hạch toán Khoản thu ngân sách nhà nước đối với trường hợp cơ quan kho bạc nhà nước hạch toán Khoản thu không đồng cấp với cơ quan quản lý thu.
b) Sử dụng thông tin thu nộp ngân sách nhà nước do cơ quan thuế cung cấp để thu tiền từ người nộp thuế và hạch toán thu ngân sách nhà nước.
c) Hướng dẫn người nộp thuế kê khai các thông tin nộp thuế trên bảng kê nộp thuế; cấp chứng từ xác nhận đã nộp thuế vào ngân sách nhà nước có đầy đủ chữ ký và dấu xác nhận của cơ quan kho bạc nhà nước khi người nộp thuế thực hiện giao dịch nộp thuế với cơ quan kho bạc nhà nước; cấp chứng từ nộp thuế phục hồi hoặc bản sao chứng từ nộp thuế có chữ ký và dấu xác nhận của cơ quan kho bạc nhà nước theo đề nghị của người nộp thuế.
d) Tiếp nhận thông tin thu thuế từ ngân hàng ủy nhiệm thu, kiểm soát số thuế đã thu nộp thông qua tài Khoản của cơ quan kho bạc nhà nước mở tại ngân hàng; phối hợp với ngân hàng ủy nhiệm thu xử lý sai sót trong việc tổ chức phối hợp thu ngân sách nhà nước.
đ) Cung cấp thông tin về số thuế đã thu theo cơ quan quản lý thu, bảo đảm đầy đủ thông tin để hạch toán trừ nợ cho người nộp thuế, ghi nhận đúng ngày nộp thuế của người nộp thuế; cung cấp số thu nội địa không do cơ quan thuế quản lý trên địa bàn để cơ quan thuế đồng cấp tổng hợp số thu nội địa trên địa bàn cấp huyện/cấp tỉnh; thực hiện đối chiếu số thu nội địa với cơ quan thuế trước khi khóa sổ kế toán thu ngân sách theo tháng và năm ngân sách.
e) Thực hiện tra soát, xử lý sai sót thông tin thu nộp ngân sách nhà nước với cơ quan thuế, ngân hàng ủy nhiệm thu.
g) Hỗ trợ cơ quan thuế, ngân hàng ủy nhiệm thu về nghiệp vụ và kỹ thuật trong quá trình phối hợp thu ngân sách nhà nước.
Theo đó, phối hợp với ngân hàng để ký và thực hiện thỏa thuận hợp tác phối hợp thu ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?
- Lỗi chở quá số người quy định xe ô tô 2025? Mức phạt lỗi chở quá số người quy định? Có bị trừ điểm GPLX?
- Thống nhất về dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tại Nghị quyết 15/NQ-CP?
- Mẫu bài phát biểu chúc Tết Nguyên đán của Hiệu trưởng hay và ý nghĩa? Tham khảo mẫu bài phát biểu?
- Lùi xe trên đường 1 chiều phạt bao nhiêu? Lỗi lùi xe trên đường 1 chiều ô tô, xe máy theo Nghị định 168?