Việc thu nhận và tiêu hủy tiền giả được quy định thế nào? Thông tin về tiền giả sẽ được gửi cho cơ quan nào?
Tiêu hủy tiền giả không áp dụng đối với trường hợp nào?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 28/2013/TT-NHNN về lưu giữ tiền giả phục vụ công tác phòng, chống tiền giả của Ngân hàng Nhà nước như sau:
Lưu giữ tiền giả phục vụ công tác phòng, chống tiền giả của Ngân hàng Nhà nước
Sau khi phân tích, giám định tiền giả loại mới, Cục Phát hành và Kho quỹ được lưu giữ, bảo quản tối đa 15 tờ (miếng)/loại để phục vụ công tác nghiên cứu, phòng, chống tiền giả và tập huấn nghiệp vụ (trừ tiền giả, tiền nghi giả giám định theo Khoản 4 Điều 11 Thông tư này). Trường hợp cần lưu giữ, bảo quản nhiều hơn 15 tờ (miếng)/loại, Cục Phát hành và Kho quỹ trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
Theo quy định trên, việc tiêu hủy tiền giả không áp dụng đối với trường hợp tiền giả thu được là tiền giả loại mới.
Và sau khi phân tích, giám định tiền giả loại mới, Cục Phát hành và Kho quỹ được lưu giữ, bảo quản tối đa 15 tờ (miếng)/loại để phục vụ công tác nghiên cứu, phòng, chống tiền giả và tập huấn nghiệp vụ.
Trường hợp cần lưu giữ, bảo quản nhiều hơn 15 tờ (miếng)/loại, Cục Phát hành và Kho quỹ trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
Tiêu hủy tiền giả (Hình từ Internet)
Việc thu nhận và tiêu hủy tiền giả được quy định thế nào?
Theo Điều 13 Thông tư 28/2013/TT-NHNN về thu nhận và tiêu hủy tiền giả như sau:
Thu nhận và tiêu hủy tiền giả
1. Ngân hàng Nhà nước tổ chức thu nhận tiền giả do các tổ chức, cá nhân giao nộp.
2. Ngân hàng Nhà nước tổ chức tiêu hủy tiền giả theo quy định như đối với tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông.
3. Việc tiêu hủy tiền giả là tang vật của các vụ án hình sự thực hiện theo quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước tổ chức thu nhận tiền giả do các tổ chức, cá nhân giao nộp và tổ chức tiêu hủy tiền giả theo quy định như đối với tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông.
Việc tiêu hủy tiền giả là tang vật của các vụ án hình sự thực hiện theo quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự.
Thông tin về tiền giả sẽ được gửi cho cơ quan nào?
Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 28/2013/TT-NHNN về thông tin về tiền giả như sau:
Thông tin về tiền giả
1. Ngân hàng Nhà nước (Cục Phát hành và Kho quỹ) thực hiện phân tích giám định và thông báo về đặc điểm nhận biết tiền giả loại mới bằng văn bản cho Cục An ninh Tài chính - Tiền tệ - Đầu tư, Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an), Cục Trinh sát (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng), Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, Kho bạc Nhà nước Trung ương, Hội sở chính ngân hàng thương mại là doanh nghiệp nhà nước để phục vụ công tác phòng, chống tiền giả.
2. Khi nhận được thông báo bằng văn bản về tiền giả loại mới của Cục Phát hành và Kho quỹ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh phải thông báo về đặc điểm nhận biết tiền giả loại mới bằng văn bản cho Hội sở chính tổ chức tín dụng (trừ Hội sở chính ngân hàng thương mại là doanh nghiệp nhà nước), chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn.
3. Khi nhận được thông báo bằng văn bản về tiền giả loại mới của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thông báo bằng văn bản cho các đơn vị trong hệ thống để phòng ngừa tiền giả.
4. Trường hợp cần thiết, Cục Phát hành và Kho quỹ thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trên trang thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước về đặc điểm nhận biết của tiền giả xuất hiện trong lưu thông để các tổ chức, cá nhân cảnh giác, chủ động phòng ngừa.
Như vậy, Ngân hàng Nhà nước (Cục Phát hành và Kho quỹ) thực hiện phân tích giám định và thông báo về đặc điểm nhận biết tiền giả loại mới bằng văn bản cho Cục An ninh Tài chính - Tiền tệ - Đầu tư, Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an), Cục Trinh sát (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng), Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, Kho bạc Nhà nước Trung ương, Hội sở chính ngân hàng thương mại là doanh nghiệp nhà nước để phục vụ công tác phòng, chống tiền giả.
Khi nhận được thông báo bằng văn bản về tiền giả loại mới của Cục Phát hành và Kho quỹ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh phải thông báo về đặc điểm nhận biết tiền giả loại mới bằng văn bản cho Hội sở chính tổ chức tín dụng (trừ Hội sở chính ngân hàng thương mại là doanh nghiệp nhà nước), chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn.
Khi nhận được thông báo bằng văn bản về tiền giả loại mới của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thông báo bằng văn bản cho các đơn vị trong hệ thống để phòng ngừa tiền giả.
Và trong trường hợp cần thiết, Cục Phát hành và Kho quỹ thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trên trang thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước về đặc điểm nhận biết của tiền giả xuất hiện trong lưu thông để các tổ chức, cá nhân cảnh giác, chủ động phòng ngừa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể?
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?