Việc thống kê, báo cáo định kỳ về cơ sở giáo dục mầm non độc lập với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có phải trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo không?
- Việc thống kê, báo cáo định kỳ về cơ sở giáo dục mầm non độc lập với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có phải trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo không?
- Cơ sở giáo dục mầm non độc lập có trách nhiệm gì trong việc tham gia hoạt động giáo dục mầm non?
- Cơ sở giáo dục mầm non độc lập có những nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc tham gia hoạt động giáo dục mầm non?
Việc thống kê, báo cáo định kỳ về cơ sở giáo dục mầm non độc lập với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có phải trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo không?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 21 Quy chế Ban hành kèm theo Thông tư 49/2021/TT-BGDĐT quy định về trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo như sau:
Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo
1. Hướng dẫn, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các nội dung theo quy định tại Thông tư này đối với cơ sở giáo dục mầm non độc lập và các tổ chức, cá nhân theo thẩm quyền.
2. Hướng dẫn Phòng Giáo dục và Đào tạo thực hiện công tác chuyên môn đối với cơ sở giáo dục mầm non độc lập.
3. Tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có cơ chế, chính sách hỗ trợ nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non độc lập.
4. Khen thưởng hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng các cơ sở giáo dục mầm non độc lập và cá nhân có nhiều thành tích trong hoạt động giáo dục tại địa phương.
5. Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về cơ sở giáo dục mầm non độc lập với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định.
Theo đó, thực hiện thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về cơ sở giáo dục mầm non độc lập với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định là trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Cơ sở giáo dục mầm non độc lập (Hình từ Internet)
Cơ sở giáo dục mầm non độc lập có trách nhiệm gì trong việc tham gia hoạt động giáo dục mầm non?
Căn cứ theo Điều 24 Quy chế Ban hành kèm theo Thông tư 49/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:
Trách nhiệm của cơ sở giáo dục mầm non độc lập
1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan quản lý giáo dục, cha mẹ hoặc người giám hộ trẻ em về mọi hoạt động của giáo viên, nhân viên; người nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và trẻ em trong thời gian ở cơ sở giáo dục mầm non độc lập.
2. Có trách nhiệm đầu tư và bổ sung đồ dùng, đồ chơi, học liệu, tài liệu và trang thiết bị hằng năm bảo đảm chất lượng và việc thực hiện Chương trình giáo dục mầm non theo quy định.
3. Có trách nhiệm phối hợp với gia đình trẻ em và địa phương để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
4. Tham gia các hoạt động hướng dẫn, bồi dưỡng chuyên môn theo quy định; phối hợp thực hiện công tác điều tra, thống kê phổ cập giáo dục mầm non trên địa bàn.
5. Có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội có liên quan chăm lo sự nghiệp giáo dục mầm non, tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ trẻ em và cộng đồng.
Trách nhiệm của cơ sở giáo dục mầm non độc lập theo quy định cụ thể trên.
Cơ sở giáo dục mầm non độc lập có những nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc tham gia hoạt động giáo dục mầm non?
Căn cứ theo Điều 3 Quy chế Ban hành kèm theo Thông tư 49/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục mầm non độc lập
1. Xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; huy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non, góp phần cùng Nhà nước chăm lo sự nghiệp giáo dục, đáp ứng yêu cầu của xã hội.
2. Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi theo Chương trình giáo dục mầm non.
3. Bảo đảm việc thực hiện quyền và nhiệm vụ của trẻ em.
4. Quản lý, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nhân viên; người nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; đảm bảo chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và an toàn về thể chất, tinh thần cho trẻ em.
5. Quản lý trẻ em; tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em khuyết tật (nếu có).
6. Báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định và yêu cầu của các cơ quan quản lý.
7. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục mầm non độc lập được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?