Việc thông báo thi hành án dân sự được thực hiện theo những hình thức nào? Khi nào được phép niêm yết công khai văn bản thông báo?
- Có những hình thức thông báo thi hành án dân sự nào theo quy định hiện nay?
- Thủ tục thông báo thi hành án dân sự trực tiếp cho cá nhân được thực hiện như thế nào?
- Khi nào được phép niêm yết công khai văn bản thông báo trong thi hành dân sự?
- Thủ tục niêm yết công khai văn bản thông báo thi hành án dân sự?
Có những hình thức thông báo thi hành án dân sự nào theo quy định hiện nay?
Theo Điều 39 Luật thi hành án dân sự 2008 quy định về việc thông báo về thi hành án như sau:
"Điều 39. Thông báo về thi hành án
1. Quyết định về thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập và văn bản khác có liên quan đến việc thi hành án phải thông báo cho đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan để họ thực hiện quyền, nghĩa vụ theo nội dung của văn bản đó.
2. Việc thông báo phải thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra văn bản, trừ trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án.
3. Việc thông báo được thực hiện theo các hình thức sau đây:
a) Thông báo trực tiếp hoặc qua cơ quan, tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật;
b) Niêm yết công khai;
c) Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
4. Chi phí thông báo do người phải thi hành án chịu, trừ trường hợp pháp luật quy định ngân sách nhà nước chi trả hoặc người được thi hành án chịu."
Như vậy, hiện nay có 03 hình thức để thông báo thi hành án như sau:
- Thông báo trực tiếp hoặc qua cơ quan, tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật;
- Niêm yết công khai;
- Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Quy định về thông báo thi hành án dân sự? (Hình từ Internet)
Thủ tục thông báo thi hành án dân sự trực tiếp cho cá nhân được thực hiện như thế nào?
Tại Điều 40 Luật thi hành án dân sự 2008 quy định về thủ tục thông báo trực tiếp cho cá nhân cụ thể như sau:
"Điều 40. Thủ tục thông báo trực tiếp cho cá nhân
1. Văn bản thông báo cho cá nhân phải được giao trực tiếp và yêu cầu người đó ký nhận hoặc điểm chỉ.
2. Trường hợp người được thông báo vắng mặt thì văn bản thông báo được giao cho một trong số những người thân thích có đủ năng lực hành vi dân sự cùng cư trú với người đó, bao gồm vợ, chồng, con, ông, bà, cha, mẹ, bác, chú, cô, cậu, dì, anh, chị, em của đương sự, của vợ hoặc chồng của đương sự.
Việc giao thông báo phải lập thành biên bản. Ngày lập biên bản là ngày được thông báo hợp lệ.
Trường hợp người được thông báo không có người thân thích có đủ năng lực hành vi dân sự cùng cư trú hoặc có nhưng người đó từ chối nhận văn bản thông báo hoặc người được thông báo vắng mặt mà không rõ thời điểm trở về thì người thực hiện thông báo phải lập biên bản về việc không thực hiện được thông báo, có chữ ký của người chứng kiến và thực hiện việc niêm yết công khai theo quy định tại Điều 42 của Luật này.
3. Trường hợp người được thông báo đã chuyển đến địa chỉ mới thì phải thông báo theo địa chỉ mới của người được thông báo."
Khi nào được phép niêm yết công khai văn bản thông báo trong thi hành dân sự?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 42 Luật thi hành án dân sự 2008 quy định về việc niêm yết công khai văn bản thông báo như sau:
"Điều 42. Niêm yết công khai
1. Việc niêm yết công khai văn bản thông báo chỉ được thực hiện khi không rõ địa chỉ của người được thông báo hoặc không thể thực hiện được việc thông báo trực tiếp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Cơ quan thi hành án dân sự trực tiếp hoặc ủy quyền cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được thông báo hoặc cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thực hiện việc niêm yết."
Theo đó, trong thi hành án dân sự thì chỉ được phép niêm yết công khai văn bản thông báo khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Không rõ địa chỉ của người được thông báo
- Không thể thực hiện được việc thông báo trực tiếp
- Khi pháp luật có quy định khác.
Thủ tục niêm yết công khai văn bản thông báo thi hành án dân sự?
Theo khoản 2, khoản 3 Điều 42 Luật thi hành án dân sự 2008, việc niêm yết công khai văn bản thông báo được thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:
Cơ quan thi hành án dân sự trực tiếp hoặc ủy quyền cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được thông báo hoặc cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thực hiện việc niêm yết:
Bước 1: Niêm yết văn bản thông báo tại trụ sở cơ quan thi hành án dân sự, trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được thông báo;
Bước 2: Lập biên bản về việc niêm yết công khai, trong đó ghi rõ ngày, tháng, năm niêm yết; số, ngày, tháng, năm, tên của văn bản thông báo; có chữ ký của người chứng kiến.
Thời gian niêm yết công khai văn bản thông báo là 10 ngày, kể từ ngày niêm yết. Ngày niêm yết là ngày được thông báo hợp lệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?