Việc thi công hạ cừ trong công trình thủy lợi được thực hiện bằng phương pháp gì? Quy trình của từng phương pháp đó được thực hiện ra sao?
- Quy trình thi công hạ cừ trong công trình thủy lợi bằng phương pháp ép tĩnh được thực hiện như thế nào?
- Quy trình thi công hạ cừ trong công trình thủy lợi bằng phương pháp ép rung được thực hiện như thế nào?
- Quy trình thi công hạ cừ trong công trình thủy lợi bằng phương pháp xói đất được thực hiện như thế nào?
Việc thi công hạ cừ trong công trình thủy lợi được thực hiện bằng phương pháp ép tĩnh, ép rung và xói nền, quy trình thực hiện của từng phương pháp được thực hiện như nội dung bên dưới bài viết này.
Quy trình thi công hạ cừ trong công trình thủy lợi bằng phương pháp ép tĩnh được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 8.5 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12634:2020 quy định như sau:
Yêu cầu kỹ thuật thi công
...
8.5 Thi công hạ cừ bằng phương pháp ép tĩnh
8.5.1 Tập hợp cừ, cần cẩu, máy ép (robot ép cừ) và các thiết bị khác về vị trí thi công.
8.5.2 Cẩu cừ đặt vào vị trí cần ép theo phương thẳng đứng. Dùng quả rọi để căn chỉnh cho cừ thẳng đứng theo phương.
8.5.3 Dùng cầu giữ cừ, dung đầu ép cừ ép cho cừ xuống từ từ đến chiều sâu thiết kế.
8.5.4 Thiết bị ép tựa vào chân đế (đối với 3 thanh cừ đầu tiên), còn các cừ còn lại, thiết bị ép tựa vào các cừ đã ép.
8.5.5 Ép xong đơn nguyên cừ số 1 sẽ chuyển sang đơn nguyên cừ số 2 vào thao tác như đơn nguyên cừ số 1, chú ý khớp nối của đơn nguyên cừ tiếp theo phải được lồng vào khớp nối của đơn nguyên cừ trước đó. Thực hiện tuần tự đến hết tuyến cừ.
...
Theo đó, việc thi công hạ cừ trong công trình thủy lợi bằng phương pháp ép tĩnh được thực hiện như sau:
- Tập hợp cừ, cần cẩu, máy ép (robot ép cừ) và các thiết bị khác về vị trí thi công.
- Cẩu cừ đặt vào vị trí cần ép theo phương thẳng đứng. Dùng quả rọi để căn chỉnh cho cừ thẳng đứng theo phương.
- Dùng cầu giữ cừ, dung đầu ép cừ ép cho cừ xuống từ từ đến chiều sâu thiết kế.
- Thiết bị ép tựa vào chân đế (đối với 3 thanh cừ đầu tiên), còn các cừ còn lại, thiết bị ép tựa vào các cừ đã ép.
- Ép xong đơn nguyên cừ số 1 sẽ chuyển sang đơn nguyên cừ số 2 vào thao tác như đơn nguyên cừ số 1, chú ý khớp nối của đơn nguyên cừ tiếp theo phải được lồng vào khớp nối của đơn nguyên cừ trước đó. Thực hiện tuần tự đến hết tuyến cừ.
Công trình thủy lợi (Hình từ Internet)
Quy trình thi công hạ cừ trong công trình thủy lợi bằng phương pháp ép rung được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 8.6 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12634:2020 quy định như sau:
Yêu cầu kỹ thuật thi công
...
8.6 Thi công hạ cừ bằng phương pháp ép rung
8.6.1 Tập hợp cừ, cần trục, búa rung và các thiết bị khác về vị trí thi công, kiểm tra an toàn của sàn đạo.
8.6.2 Dùng móc cẩu phụ của cần trục đặt cừ vào vị trí thi công, dùng móc cẩu chính của cần trục để cảu búa rung và mở kẹp búa đặt vào vị trí đầu cừ.
8.6.3 Đặt cừ vào vị trí thiết kế, căn chỉnh để cừ thẳng đứng theo 2 phương bằng quả rọi.
8.6.4 Dùng cẩu giữ cừ và búa rung, rung hạ cừ từ từ xuống đến độ sâu thiết kế.
8.6.5 Rung xong đơn nguyên cừ số 1 sẽ chuyển sang đơn nguyên cừ số 2 và thao tác tương tự như đơn nguyên cừ số 1. Tuy nhiên chú ý khớp nối của đơn nguyên cừ tiếp theo phải được lồng vào khớp nối của đơn nguyên cừ trước đó, sau đó mới tiến hành rung hạ cừ, chi tiết tham khảo Phụ lục A.
8.6.6 Trong quá trình rung, quan sát chuyển vị của đơn nguyên cừ trước, nếu phát hiện chuyển vị cần phải dừng rung và neo giữ cố định trước khi thi công tiếp.
8.6.7 Chú ý quan sát và điều chỉnh tần số rung của búa rung phù hợp để đảm bảo liên kết khớp nối giữa thanh cừ đang thi công với thanh cừ trước đó luôn liên tục.
8.6.8 Các yêu cầu kỹ thuật khi thi công rung hạ cừ cần phải đáp ứng trong thi công cừ chống thấm quy định trong Bảng 2.
...
Như vậy, quy trình thi công hạ cừ trong công trình thủy lợi bằng phương pháp ép rung được thực hiện như trên và cần đáp ứng các yêu câu kỹ thuật khi thi công rung hạ cừ phải đáp ứng quy định trong bảng 2.
Quy trình thi công hạ cừ trong công trình thủy lợi bằng phương pháp xói đất được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 8.7 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12634:2020 quy định như sau:
Yêu cầu kỹ thuật thi công
8.7 Thi công hạ cừ bằng phương pháp xói nền
8.7.1 Thi công hạ cừ bằng phương pháp xói nước không áp dụng cho công trình chính và chỉ phù hợp với nền là cát.
8.7.2 Chỉ cho phép dùng xói nước để hạ cừ ở những nơi cách xa nhà và công trình hiện có trên 20m. Để giảm áp suất, lưu lượng nước và công suất máy bơm, cần phải kết hợp xói nước với đóng hoặc ép cừ bằng đầu búa.
8.7.3 Khi hạ cừ đến mét cuối cùng thì ngưng việc xói nước, tiếp tục đóng hoặc rung hạ cừ cho đến khi đạt cao độ thiết kế.
...
Như vậy, quy trình thi công hạ cừ trong công trình thủy lợi bằng phương pháp xói đất được thực hiện như sau:
- Thi công hạ cừ bằng phương pháp xói nước không áp dụng cho công trình chính và chỉ phù hợp với nền là cát.
- Chỉ cho phép dùng xói nước để hạ cừ ở những nơi cách xa nhà và công trình hiện có trên 20m. Để giảm áp suất, lưu lượng nước và công suất máy bơm, cần phải kết hợp xói nước với đóng hoặc ép cừ bằng đầu búa.
- Khi hạ cừ đến mét cuối cùng thì ngưng việc xói nước, tiếp tục đóng hoặc rung hạ cừ cho đến khi đạt cao độ thiết kế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách công khai kết quả kiểm tra hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là mẫu nào?
- Mẫu thông tin, dữ liệu chi tiết về đánh giá, cải tạo, phục hồi đất là mẫu nào? Tải mẫu về ở đâu?
- Mẫu đơn xin xác nhận là giáo viên của trường 2024? Mẫu giấy xác nhận giáo viên của trường file word mới nhất?
- Mẫu Đơn đề nghị hỗ trợ sản xuất muối thiệt hại do bão như thế nào? Mức hỗ trợ thiệt hại đối với sản xuất muối do bão số 3 ra sao?
- Lời chúc Ngày truyền thống Tòa án Nhân dân 13 9 ý nghĩa? Lời chúc Kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống Tòa án Nhân dân 13 9?