Việc thay thế người thực hiện trợ giúp pháp lý khi tham gia tố tụng được quy định như thế nào? Trách nhiệm của người thực hiện trợ giúp pháp lý khi tham gia tố tụng được quy định ra sao?
- Trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận được thông báo của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì Chi nhánh có trách nhiệm cử người thực hiện trợ giúp pháp lý?
- Việc thay thế người thực hiện trợ giúp pháp lý khi tham gia tố tụng được quy định ra sao?
- Trách nhiệm của người thực hiện trợ giúp pháp lý khi tham gia tố tụng được quy định như thế nào?
Trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận được thông báo của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì Chi nhánh có trách nhiệm cử người thực hiện trợ giúp pháp lý?
Căn cứ khoản 4 Điều 3 Thông tư liên tịch 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC quy định như sau:
Trách nhiệm của Trung tâm và Chi nhánh
...
4. Trường hợp nhận được thông báo của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì Trung tâm, Chi nhánh có trách nhiệm cử người thực hiện trợ giúp pháp lý trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo. Nếu vụ việc thuộc trường hợp thụ lý ngay thì Trung tâm, Chi nhánh cử ngay người thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý.
Trường hợp nhận được thông báo, thông tin của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì Trung tâm, Chi nhánh có trách nhiệm kiểm tra diện người được trợ giúp pháp lý đối với người bị buộc tội, người bị hại, đương sự, cử người thực hiện trợ giúp pháp lý nếu họ là người được trợ giúp pháp lý, thông tin lại cho cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng chuyển đến biết nếu họ không thuộc diện được trợ giúp pháp lý hoặc không có yêu cầu trợ giúp pháp lý.
5. Phối hợp thực hiện các hoạt động truyền thông và hướng dẫn về trợ giúp pháp lý.
Theo đó, trường hợp nhận được thông báo của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì Chi nhánh có trách nhiệm cử người thực hiện trợ giúp pháp lý trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo.
Nếu vụ việc thuộc trường hợp thụ lý ngay thì Chi nhánh cử ngay người thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý.
Người thực hiện trợ giúp pháp lý khi tham gia tố tụng (Hình từ Internet)
Việc thay thế người thực hiện trợ giúp pháp lý khi tham gia tố tụng được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 6 Thông tư liên tịch 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC quy định như sau:
Thay thế người thực hiện trợ giúp pháp lý khi tham gia tố tụng
1. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được văn bản từ chối việc đăng ký bào chữa hoặc không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản từ chối việc đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cử người thực hiện trợ giúp pháp lý thay thế.
2. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được thông báo hủy bỏ việc đăng ký bào chữa của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cử người thực hiện trợ giúp pháp lý thay thế.
3. Trường hợp không đồng ý với việc từ chối, hủy bỏ của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này thì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý bị từ chối, hủy bỏ có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về tố tụng nhưng tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý vẫn có trách nhiệm cử người thực hiện trợ giúp pháp lý thay thế để bảo đảm quyền lợi cho người được trợ giúp pháp lý.
Như vậy, việc thay thế người thực hiện trợ giúp pháp lý khi tham gia tố tụng được quy định như trên.
Trách nhiệm của người thực hiện trợ giúp pháp lý khi tham gia tố tụng được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư liên tịch 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC quy định như sau:
Trách nhiệm của người thực hiện trợ giúp pháp lý khi tham gia tố tụng
1. Trợ giúp viên pháp lý, luật sư tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật về tố tụng và pháp luật về trợ giúp pháp lý.
2. Trong tố tụng hình sự, người thực hiện trợ giúp pháp lý không được bào chữa, không tiếp tục thực hiện hoặc phải từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý trong các trường hợp sau đây:
a) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 72 của Bộ luật tố tụng hình sự;
b) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 của Luật Trợ giúp pháp lý.
3. Trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, người thực hiện trợ giúp pháp lý không tiếp tục thực hiện hoặc phải từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
4. Người thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về tố tụng, đồng thời báo cáo tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý nếu phát hiện người tiến hành tố tụng có quyết định, hành vi tố tụng trái pháp luật, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.
Như vậy, trách nhiệm của người thực hiện trợ giúp pháp lý khi tham gia tố tụng được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nước ngoài được tham gia BHYT hộ gia đình không? 03 chính sách của Nhà nước về BHYT hiện nay?
- Hướng dẫn viết đơn đề nghị xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với ngân sách nhà nước chính xác nhất?
- Cơ sở dạy học mầm non có phải chịu thuế GTGT khi thu tiền ăn của học sinh dưới hình thức thu hộ không?
- Ngày 22 tháng 12 Quân nhân chuyên nghiệp có được nghỉ? Lá thư gửi chú bộ đội Biên phòng nhân ngày 22 tháng 12 cảm động?
- Mẫu thông báo xem xét, xử lý kỷ luật công chức, viên chức mới nhất theo Quyết định 531? Tải mẫu thông báo?