Việc tặng cho đất giữa anh em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha có được miễn thuế thu nhập cá nhân không?
Anh em ruột tặng cho đất với nhau thì có được miễn lệ phí trước bạ hay không?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 10/2022/NĐ-CP quy định về trường hợp miễn lệ phí trước bạ như sau:
Miễn lệ phí trước bạ
...
5. Đất nông nghiệp chuyển đổi quyền sử dụng giữa các hộ gia đình, cá nhân trong cùng xã, phường, thị trấn để thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp theo quy định của Luật Đất đai.
6. Đất nông nghiệp do hộ gia đình, cá nhân tự khai hoang phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, không có tranh chấp mà được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
7. Đất thuê của Nhà nước theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm hoặc thuê của tổ chức, cá nhân đã có quyền sử dụng đất hợp pháp.
8. Nhà, đất sử dụng vào mục đích cộng đồng của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng được Nhà nước công nhận hoặc được phép hoạt động.
9. Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa.
10. Nhà, đất nhận thừa kế hoặc là quà tặng giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
....
Theo đó, trong trường hợp anh em ruột tặng cho đất với nhau được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì sẽ được miễn lệ phí trước bạ.
Việc tặng cho đất giữ anh em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha tặng cho đất có được miễn thuế thu nhập cá nhân không? (Hình từ Internet)
Anh em ruột tặng cho đất với nhau thì có được miễn thuế thu nhập cá nhân không?
Căn cứ Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định về trường hợp miễn thuế thu nhập cá nhân như sau:
Thu nhập được miễn thuế
1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
2. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất.
3. Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất.
4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
5. Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường.
6. Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất.
...
Như vậy, đối với việc anh em ruột trong gia đình tặng cho đất với nhau thì phần đất được tặng cho sẽ được xác định là thu nhập từ quà tặng.
Đối với thu nhập từ quà tặng là bất động sản (tặng cho đất) giữa các đối tượng là anh em ruột thì sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân.
Việc tặng cho đất giữa anh em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha có được miễn thuế thu nhập cá nhân không?
Theo quy định thì chỉ có anh chị em ruột thực hiện tặng cho đất với nhau mới được miễn thuế thu nhập cá nhân.
Đối với trường hợp anh em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha tặng cho đất với nhau thì hiện tại pháp luật không có quy định cụ thể thế nào là anh em ruột cả.
Tại Điều 4 Nghị quyết 02/HĐTP năm 1990 có nêu về những người thừa kế như sau:
VỀ NHỮNG NGƯỜI THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT
...
e) Anh ruột, chị ruột, em ruột là anh, chị, em cùng mẹ hoặc cùng cha, nghĩa là một người mẹ sinh bao nhiêu người con thì bấy nhiêu người con đó đều là anh, chị, em ruột của nhau, không phụ thuộc vào việc các con đó là cùng cha hay khác cha. Cũng tương tự như vậy, một người cha sinh ra bao nhiêu con thì bấy nhiêu người con đó đều là anh, chị, em ruột của nhau, không phụ thuộc vào việc các người con đó cùng mẹ hay khác mẹ. Con riêng của vợ và con riêng của chồng thì không phải là anh, chị, em ruột của nhau.
....
Theo đó, nghị quyết nêu rằng anh ruột, chị ruột, em ruột là anh, chị, em cùng mẹ hoặc cùng cha, nghĩa là một người mẹ sinh bao nhiêu người con thì bấy nhiêu người con đó đều là anh, chị, em ruột của nhau, không phụ thuộc vào việc các con đó là cùng cha hay khác cha.
Cũng tương tự như vậy, một người cha sinh ra bao nhiêu con thì bấy nhiêu người con đó đều là anh, chị, em ruột của nhau, không phụ thuộc vào việc các người con đó cùng mẹ hay khác mẹ.
Hiện tại, tuy Nghị quyết 02/HĐTP năm 1990 không còn phù hợp nữa nhưng do không có văn bản nào khác quy định về vất đề này nên trên tình thần có thể áp dụng theo Nghị quyết 02/HĐTP năm 1990 để xử lý vấn đề miễn thuế thu nhập cá nhân khi anh em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha tặng cho đất với nhau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2025? Tải trọn bộ bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2025?
- Cách tổ chức lễ mừng thọ người cao tuổi Xuân Ất Tỵ? Hướng dẫn tổ chức lễ mừng thọ người cao tuổi theo Thông tư 06?
- Bài phát biểu trong lễ mừng thọ của con cháu? Hướng dẫn Trang trí lễ mừng thọ theo Thông tư 06?
- Dự phòng bảo hành công trình xây dựng là gì? Tải về giấy đề nghị thanh toán tiền bảo hành công trình xây dựng?
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?