Việc tạm giữ lại tiếp tục sử dụng đất được thực hiện trong trường hợp nào? Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt phương án tạm giữ lại tiếp tục sử dụng đất?
Việc tạm giữ lại tiếp tục sử dụng đất được thực hiện trong trường hợp nào?
Theo khoản 1 Điều 14 Nghị định 167/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định 67/2021/NĐ-CP quy định về tạm giữ lại tiếp tục sử dụng như sau:
Tạm giữ lại tiếp tục sử dụng
1. Việc tạm giữ lại tiếp tục sử dụng được áp dụng đối với các trường hợp:
a) Nhà, đất sử dụng chưa đúng quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 15 Nghị định này;
b) Nhà, đất thuộc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng phải thu hồi nhưng chưa có quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai;
c) Nhà, đất thuộc quyền quản lý, sử dụng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp mà chưa đưa vào sử dụng và không thuộc trường hợp phải thu hồi theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này.
...
Theo đó, việc tạm giữ lại tiếp tục sử dụng được áp dụng đối với các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 14 nêu trên.
Trong đó có trường hợp nhà, đất thuộc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng phải thu hồi nhưng chưa có quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.
Tạm giữ lại tiếp tục sử dụng đất (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt phương án tạm giữ lại tiếp tục sử dụng đất?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 167/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 67/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất như sau:
Thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất
1. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đối với:
a) Nhà, đất tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý;
b) Nhà, đất của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp cấp I thuộc các bộ, cơ quan trung ương còn có ý kiến khác nhau về phương án xử lý giữa Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà, đất; nhà, đất của doanh nghiệp cấp II, cấp III thuộc trung ương quản lý mà các bộ, cơ quan trung ương không thống nhất với ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà, đất;
c) Nhà, đất đề xuất phương án bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định này;
d) Nhà, đất của các bộ, cơ quan trung ương sử dụng để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao;
đ) Nhà, đất đề xuất phương án xử lý theo hình thức khác quy định tại khoản 9 Điều 7 Nghị định này.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý đối với nhà, đất do cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp cấp I thuộc trung ương quản lý và nhà, đất do cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp cấp I thuộc địa phương quản lý trên địa bàn địa phương khác (trừ nhà, đất quy định tại khoản 1 Điều này). Đối với nhà, đất chuyển mục đích sử dụng đất của doanh nghiệp cấp I thuộc trung ương quản lý, Bộ Tài chính có ý kiến bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xử lý theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định tại Điều 12 Nghị định này.
3. Bộ, cơ quan trung ương phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất do doanh nghiệp cấp II, doanh nghiệp cấp III thuộc phạm vi quản lý theo các hình thức quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 4, 6, 7 Điều 7 Nghị định này.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất (trừ nhà, đất quy định tại điểm c và điểm đ khoản 1 và khoản 2 Điều này) do cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc địa phương quản lý.
Theo đó, tùy thuộc vào loại nhà, đất áp dụng việc tạm giữ lại tiếp tục sử dụng mà thẩm quyền phê duyệt phương án có sự khác nhau, và được quy định cụ thể tại Điều 6 nêu trên.
Trình tự thực hiện việc tạm giữ lại tiếp sử dụng đất được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 14 Nghị định 167/2017/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định 67/2021/NĐ-CP quy định về tạm giữ lại tiếp tục sử dụng như sau:
Tạm giữ lại tiếp tục sử dụng
...
2. Căn cứ phương án được cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Nghị định này phê duyệt, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Chỉ đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp chấm dứt việc sử dụng nhà, đất không đúng quy định theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này. Sau khi chấm dứt việc sử dụng nhà, đất không đúng quy định, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý theo quy định tại Nghị định này;
b) Đối với nhà, đất quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý, sử dụng theo quy định và thực hiện bàn giao cho cơ quan chức năng theo Quyết định thu hồi của cơ quan, người có thẩm quyền.
c) Chỉ đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có nhà, đất quy định tại điểm c khoản 1 Điều này có phương án sử dụng nhà, đất theo chế độ quy định; trên cơ sở đó, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý theo quy định tại Nghị định này.
Như vậy, căn cứ phương án được cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Nghị định này phê duyệt, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp chấm dứt việc sử dụng nhà, đất không đúng quy định theo quy định.
Sau khi chấm dứt việc sử dụng nhà, đất không đúng quy định, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý theo quy định tại Nghị định này.
Đối với nhà, đất quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 nêu trên thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý, sử dụng theo quy định và thực hiện bàn giao cho cơ quan chức năng theo Quyết định thu hồi của cơ quan, người có thẩm quyền.
Và Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có nhà, đất quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 trên có phương án sử dụng nhà, đất theo chế độ quy định.
Trên cơ sở đó, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?