Việc tạm đình chỉ vụ án hình sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử được thực hiện trong trường hợp nào?
Thời hạn chuẩn bị xét xử trong tố tụng hình sự là bao lâu?
Căn cứ Điều 277 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử như sau:
Thời hạn chuẩn bị xét xử
1. Trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định:
a) Đưa vụ án ra xét xử;
b) Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;
c) Tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án.
Đối với vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
2. Đối với vụ án được trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận lại hồ sơ, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trường hợp phục hồi vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này kể từ ngày Tòa án ra quyết định phục hồi vụ án.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Tòa án có thể mở phiên tòa trong thời hạn 30 ngày.
Theo đó, trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử; trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung; hoặc tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án.
Đối với vụ án được trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận lại hồ sơ, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Vụ án hình sự (Hình từ Internet)
Việc tạm đình chỉ vụ án hình sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử được thực hiện trong trường hợp nào?
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 281 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về tạm đình chỉ vụ án như sau:
Tạm đình chỉ vụ án
1. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định tạm đình chỉ vụ án khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Có căn cứ quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 229 của Bộ luật này;
b) Không biết rõ bị can, bị cáo đang ở đâu mà đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử; trường hợp này phải yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã bị can, bị cáo trước khi tạm đình chỉ vụ án. Việc truy nã bị can, bị cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 231 của Bộ luật này;
c) Chờ kết quả xử lý văn bản pháp luật mà Tòa án kiến nghị.
2. Trường hợp vụ án có nhiều bị can, bị cáo mà căn cứ để tạm đình chỉ không liên quan đến tất cả bị can, bị cáo thì có thể tạm đình chỉ vụ án đối với từng bị can, bị cáo.
...
Theo quy định trên, việc tạm đình chỉ vụ án hình sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử được thực hiện trong các trường hợp sau:
+ Khi có kết luận giám định tư pháp xác định bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo thì có thể tạm đình chỉ điều tra trước khi hết thời hạn điều tra.
+ Khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp chưa có kết quả nhưng đã hết thời hạn điều tra.
+ Không biết rõ bị can, bị cáo đang ở đâu mà đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử (trường hợp này Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã bị can, bị cáo trước khi tạm đình chỉ vụ án).
+ Chờ kết quả xử lý văn bản pháp luật mà Tòa án kiến nghị.
Và trong trường hợp vụ án có nhiều bị can, bị cáo mà căn cứ để tạm đình chỉ không liên quan đến tất cả bị can, bị cáo thì có thể tạm đình chỉ vụ án đối với từng bị can, bị cáo.
Quyết định tạm đình chỉ vụ án hình sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử gồm những nội dung nào?
Theo khoản 3 Điều 281 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về tạm đình chỉ vụ án như sau:
Tạm đình chỉ vụ án
...
3. Quyết định tạm đình chỉ vụ án phải ghi rõ lý do tạm đình chỉ và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 132 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về văn bản tố tụng như sau:
Văn bản tố tụng
...
2. Văn bản tố tụng ghi rõ:
a) Số, ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành văn bản tố tụng;
b) Căn cứ ban hành văn bản tố tụng;
c) Nội dung của văn bản tố tụng;
d) Họ tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành văn bản tố tụng và đóng dấu.
Như vậy, quyết định tạm đình chỉ vụ án hình sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử gồm những nội dung sau:
+ Số, ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành quyết định.
+ Căn cứ ban hành quyết định.
+ Nội dung của quyết định.
+ Họ tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành quyết định và đóng dấu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đánh giá, nghiệm thu cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ ngày 05/1/2025 như thế nào?
- Ngày 20 tháng 3 năm 1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Bộ đội cũng phải tăng gia sản xuất cố nhiên những bộ đội ở trước mặt trận, phải luôn luôn lo việc đánh giặc trong tác phẩm nào?
- Màu sắc, seri biển số xe của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước từ 2025 theo Thông tư 79/2024 thế nào?
- Người lao động có thể thử việc lần 2 trong trường hợp nào? Được thử việc lần 2 thì tiền lương có giảm không?
- Công dân không có nơi thường trú, nơi tạm trú phải xin giấy xác nhận thông tin về cư trú ở đâu?