Việc sửa đổi hợp đồng hợp tác có bắt buộc phải toàn bộ thành viên tổ hợp tác tán thành hay không?
Việc sửa đổi hợp đồng hợp tác có bắt buộc phải toàn bộ thành viên tổ hợp tác tán thành không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 77/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
Biểu quyết trong tổ hợp tác
1. Việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng hợp tác phải được sự tán thành của một trăm phần trăm (100%) thành viên tổ hợp tác và thể hiện bằng văn bản, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác có quy định khác.
2. Việc định đoạt tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác là quyền sử dụng đất, nhà, xưởng sản xuất, tư liệu sản xuất chính khác; tài sản có giá trị lớn hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng số giá trị tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác phải được sự tán thành của một trăm phần trăm (100%) thành viên tổ hợp tác và thể hiện bằng văn bản, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác có quy định khác.
3. Các nội dung khác không thuộc quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được thông qua khi có ít nhất hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng số thành viên tổ hợp tác tán thành, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác quy định khác.
Theo quy định trên thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng hợp tác phải được sự tán thành của một trăm phần trăm (100%) thành viên tổ hợp tác và thể hiện bằng văn bản, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác có quy định khác.
Do đó, thì việc sửa đổi hợp đồng hợp tác phải toàn bộ (100%) thành viên tổ hợp tác tán thành tán thành và thể hiện bằng văn bản, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác có quy định khác.
Việc sửa đổi hợp đồng hợp tác có bắt buộc phải toàn bộ thành viên tổ hợp tác tán thành hay không? (Hình từ Internet)
Các nội dung về thành lập tổ hợp tác có được ghi vào hợp đồng hợp tác không?
Căn cứ tại Điều 12 Nghị định 77/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
Thành lập tổ hợp tác
1. Việc thành lập tổ hợp tác do các cá nhân, pháp nhân có nhu cầu đứng ra vận động thành lập và tổ chức hoạt động.
2. Các nội dung chính về thành lập và tổ chức, hoạt động tổ hợp tác được các thành viên tổ hợp tác bàn bạc và thống nhất, ghi vào hợp đồng hợp tác.
3. Sau khi các thành viên tổ hợp tác ký tên vào hợp đồng hợp tác, tổ trưởng tổ hợp tác gửi thông báo về việc thành lập tổ hợp tác (Mẫu I.01) kèm theo hợp đồng hợp tác (Mẫu I.02) đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ hợp tác dự định thành lập và hoạt động trong thời hạn 05 ngày làm việc.
4. Trường hợp tổ hợp tác thay đổi một hoặc một số nội dung về tên, địa chỉ, ngành, nghề sản xuất kinh doanh, tổng giá trị phần đóng góp, người đại diện, số lượng thành viên của tổ hợp tác thì tổ hợp tác gửi thông báo (Mẫu I.01) tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ hợp tác thành lập và hoạt động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi thay đổi.
5. Ủy ban nhân dân cấp xã lập sổ theo dõi về việc thành lập và hoạt động của tổ hợp tác trên địa bàn của mình (Mẫu II.01); cập nhật các thay đổi và biến động của tổ hợp tác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì các nội dung chính về thành lập tổ hợp tác được các thành viên tổ hợp tác bàn bạc và thống nhất, ghi vào hợp đồng hợp tác.
Khi hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác thì tổ hợp tác có phải chấm dứt không?
Khi hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác thì tổ hợp tác có phải chấm dứt không, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 77/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
Chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác
1. Tổ hợp tác chấm dứt hoạt động trong trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác;
b) Mục đích hợp tác đã đạt được;
c) Không duy trì số lượng thành viên tối thiểu theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định này;
d) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Theo quy định của hợp đồng hợp tác và pháp luật có liên quan;
e) Theo thỏa thuận của các thành viên tổ hợp tác.
2. Việc chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều này phải được một trăm phần trăm (100%) tổng số thành viên tổ hợp tác tán thành, thể hiện bằng biên bản họp tổ hợp tác, có chữ ký xác nhận của tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) và các thành viên tổ hợp tác, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác quy định khác.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hoạt động, tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) gửi thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động (Mẫu I.03), kèm biên bản cuộc họp thành viên tổ hợp tác đến cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ hợp tác hoạt động.
Như vậy, theo quy định trên thì khi hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác thì tổ hợp tác phải chấm dứt hoạt động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao là chức danh gì? Tiêu chuẩn làm Phó Viện trưởng VKSND tối cao?
- 10 mức phạt giao thông 2025 xe máy đáng chú ý? Mức xử phạt vi phạm giao thông xe máy 2025 theo Nghị định 168 2024?
- Mức phạt lỗi đè vạch xương cá 2025 là bao nhiêu? Quy định về vạch xương cá cần phải nắm rõ?
- Đáp án Vòng 2 Chủ đề cao trào cuộc thi tìm hiểu truyền thống 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên và hội sinh viên Việt Nam?
- Lỗi đi sai làn đường xe ô tô 2025 mới nhất? Xe ô tô đi sai làn đường phạt bao nhiêu theo Nghị định 168 giao thông?