Việc sử dụng và quản lý hộ chiếu công vụ đối với công chức viên chức của Kiểm toán nhà nước phải đảm bảo được nguyên tắc nào?
Đối tượng nào được cấp hộ chiếu công vụ của Kiểm toán nhà nước?
Theo Điều 2 Quy định về sử dụng và quản lý hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1416/QĐ-KTNN năm 2022 quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với CBCCVC của Kiểm toán nhà nước được cấp hộ chiếu theo quy định tại Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam số 49/2019/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 22 tháng 11 năm 2019 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.
Đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao: Tổng Kiểm toán nhà nước, các Phó Tổng Kiểm toán nhà nước.
Đối tượng được cấp hộ chiếu công vụ: (i) Công chức của các đơn vị tham mưu, Kiểm toán nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán nhà nước khu vực; (ii) Viên chức là lãnh đạo cấp Vụ, cấp phòng của các đơn vị sự nghiệp.
Theo đó, đối tượng được cấp hộ chiếu công vụ của Kiểm toán nhà nước bao gồm:
(i) Công chức của các đơn vị tham mưu, Kiểm toán nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán nhà nước khu vực;
(ii) Viên chức là lãnh đạo cấp Vụ, cấp phòng của các đơn vị sự nghiệp.
Việc sử dụng và quản lý hộ chiếu công vụ đối với công chức viên chức của Kiểm toán nhà nước phải đảm bảo được nguyên tắc nào?
Hộ chiếu công vụ đối với công chức viên chức của Kiểm toán nhà nước (Hình từ internet)
Theo Điều 3 Quy định về sử dụng và quản lý hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1416/QĐ-KTNN năm 2022 quy định như sau:
Nguyên tắc sử dụng, quản lý hộ chiếu
1. Hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân. Việc sử dụng và quản lý hộ chiếu của CBCCVC thuộc Kiểm toán nhà nước phải được thực hiện theo Quy định này và các quy định pháp luật khác có liên quan. Việc sử dụng hộ chiếu không được gây thiệt hại đến uy tín và lợi ích của Kiểm toán nhà nước và của Nhà nước Việt Nam.
2. CBCCVC của Kiểm toán nhà nước sử dụng và quản lý hộ chiếu sai quy định, sai mục đích thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo đó, việc sử dụng và quản lý hộ chiếu công vụ đối với công chức viên chức của Kiểm toán nhà nước phải đảm bảo được nguyên tắc sau:
- Hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.
+ Việc sử dụng và quản lý hộ chiếu của cán bộ công chức thuộc Kiểm toán nhà nước phải được thực hiện theo Quy định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
+ Việc sử dụng hộ chiếu không được gây thiệt hại đến uy tín và lợi ích của Kiểm toán nhà nước và của Nhà nước Việt Nam.
- Cán bộ công chức của Kiểm toán nhà nước sử dụng và quản lý hộ chiếu sai quy định, sai mục đích thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Công chức viên chức của Kiểm toán nhà nước không được sử dụng hộ chiếu ngoại giao cho mục đích gì?
Theo khoản 5 Điều 4 Quy định về sử dụng và quản lý hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1416/QĐ-KTNN năm 2022 quy định như sau:
Trách nhiệm của người được cấp hộ chiếu
1. Người được cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ trong trường hợp đi nước ngoài theo quyết định cử đi công tác nước ngoài của Tổng Kiểm toán nhà nước, trừ trường hợp đi học tập ở nước ngoài với thời hạn trên 06 tháng.
2. Việc sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ đi công tác nước ngoài phù hợp với quyết định cử đi công tác và tính chất công việc thực hiện ở nước ngoài.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhập cảnh Việt Nam sau khi kết thúc chuyến công tác nước ngoài, phải nộp hộ chiếu cho đơn vị quản lý hộ chiếu để quản lý, trừ trường hợp có lý do chính đáng do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định.
4. Khi thay đổi cơ quan làm việc, phải báo cáo cơ quan, người quản lý hộ chiếu nơi chuyển đi và chuyển đến để thực hiện việc quản lý hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ theo quy định.
5. Không được sử dụng hộ chiếu để đi nước ngoài với mục đích cá nhân.
Căn cứ trên quy định công chức viên chức của Kiểm toán nhà nước không được sử dụng hộ chiếu công vụ để đi nước ngoài với mục đích cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?