Việc sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam phải tuân thủ những nguyên tắc nào?
Đối tượng sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được quy định thế nào?
Đối tượng sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 22 Thông tư 03/2017/TT-BTNMT như sau:
Sử dụng Quỹ dự phòng để xử lý rủi ro
1. Đối tượng sử dụng Quỹ dự phòng
a) Chủ đầu tư có dự án vay gặp thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh xảy ra làm thiệt hại trực tiếp đến vốn, tài sản của dự án;
b) Nhà nước thay đổi chính sách làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Chủ đầu tư;
c) Chủ đầu tư là tổ chức bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật, cá nhân bị chết, mất tích;
d) Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 Thông tư này.
2. Nguyên tắc sử dụng Quỹ dự phòng
a) Sử dụng dự phòng cụ thể trích đã lập để xử lý rủi ro đối với các khoản nợ;
b) Tiến hành việc phát mại tài sản bảo đảm theo thỏa thuận với Chủ đầu tư và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ;
...
Như vậy, theo quy định, đối tượng sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam bao gồm:
(1) Chủ đầu tư có dự án vay gặp thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh xảy ra làm thiệt hại trực tiếp đến vốn, tài sản của dự án;
(2) Nhà nước thay đổi chính sách làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Chủ đầu tư;
(3) Chủ đầu tư là tổ chức bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật, cá nhân bị chết, mất tích;
(4) Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Thông tư 03/2017/TT-BTNMT.
Đối tượng sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Việc sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam phải tuân thủ những nguyên tắc nào?
Nguyên tắc sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro được quy định tại khoản 2 Điều 22 Thông tư 03/2017/TT-BTNMT như sau:
Sử dụng Quỹ dự phòng để xử lý rủi ro
...
2. Nguyên tắc sử dụng Quỹ dự phòng
a) Sử dụng dự phòng cụ thể trích đã lập để xử lý rủi ro đối với các khoản nợ;
b) Tiến hành việc phát mại tài sản bảo đảm theo thỏa thuận với Chủ đầu tư và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ;
c) Đối với các khoản nợ có bảo lãnh của ngân hàng: yêu cầu ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
d) Trường hợp sử dụng dự phòng cụ thể và số tiền thu được từ phát mại tài sản, tiền bảo lãnh không đủ bù đắp rủi ro của khoản nợ thì phải sử dụng dự phòng chung để xử lý.
3. Quyết định sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro
Trường hợp phải sử dụng quỹ dự phòng rủi ro, Quỹ BVMTVN thành lập Hội đồng quyết định sử dụng quỹ dự phòng. Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ làm Chủ tịch và các thành viên gồm Giám đốc Quỹ, Trưởng ban kiểm soát, Kế toán trưởng, phụ trách bộ phận tín dụng và các thành viên khác do Chủ tịch Hội đồng quản lý quyết định.
...
Như vậy, theo quy định, việc sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
(1) Sử dụng dự phòng cụ thể trích đã lập để xử lý rủi ro đối với các khoản nợ;
(2) Tiến hành việc phát mại tài sản bảo đảm theo thỏa thuận với Chủ đầu tư và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ;
(3) Đối với các khoản nợ có bảo lãnh của ngân hàng: yêu cầu ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
(4) Trường hợp sử dụng dự phòng cụ thể và số tiền thu được từ phát mại tài sản, tiền bảo lãnh không đủ bù đắp rủi ro của khoản nợ thì phải sử dụng dự phòng chung để xử lý.
Hội đồng quyết định sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro gồm những ai?
Hội đồng quyết định sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro được quy định tại khoản 3 Điều 22 Thông tư 03/2017/TT-BTNMT như sau:
Sử dụng Quỹ dự phòng để xử lý rủi ro
...
3. Quyết định sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro
Trường hợp phải sử dụng quỹ dự phòng rủi ro, Quỹ BVMTVN thành lập Hội đồng quyết định sử dụng quỹ dự phòng. Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ làm Chủ tịch và các thành viên gồm Giám đốc Quỹ, Trưởng ban kiểm soát, Kế toán trưởng, phụ trách bộ phận tín dụng và các thành viên khác do Chủ tịch Hội đồng quản lý quyết định.
4. Trách nhiệm của Hội đồng đối với việc xử lý rủi ro
a) Phê duyệt báo cáo tổng hợp kết quả thu hồi nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, bao gồm kết quả xử lý tài sản bảo đảm và xác định rõ cơ sở của việc phê duyệt;
b) Quyết định hoặc phê duyệt việc phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập dự phòng, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro;
c) Quyết định hoặc phê duyệt các biện pháp thu hồi nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý, bao gồm cả việc xử lý tài sản bảo đảm.
...
Như vậy, theo quy định, hội đồng quyết định sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro gồm có:
(1) Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ;
(2) Các thành viên gồm Giám đốc Quỹ, Trưởng ban kiểm soát, Kế toán trưởng, phụ trách bộ phận tín dụng và các thành viên khác do Chủ tịch Hội đồng quản lý quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?