Việc sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp có được thực hiện bằng phương pháp nhân giống vô tính không?
- Tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây trồng bắt buộc phải có địa điểm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị để sản xuất giống cây trồng đúng không?
- Việc sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp có được thực hiện bằng phương pháp nhân giống vô tính không?
- Cá nhân sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp có phải thu hồi, xử lý giống cây trồng lâm nghiệp không đảm bảo chất lượng khi lưu thông trên thị trường không?
Tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây trồng bắt buộc phải có địa điểm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị để sản xuất giống cây trồng đúng không?
Thuê địa điểm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị thì có đủ điều kiện trở thành cá nhân sản xuất giống cây trồng được quy định tại Điều 21 Nghị định 27/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Điều kiện của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có hoặc thuê địa điểm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị theo tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp; trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia thì áp dụng tiêu chuẩn cơ sở;
b) Sản xuất giống của loài cây trồng lâm nghiệp chính phải sử dụng vật liệu nhân giống từ giống, nguồn giống được công nhận.
...
Theo quy định của pháp luật về điều kiện của tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp thì cần có hoặc thuê địa điểm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp. Trong trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia thì áp dụng tiêu chuẩn cơ sở.
Như vậy, cá nhân sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp có thể thuê địa điểm, cơ sở hạ tầng để sản xuất giống cây trồng.
Việc sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp có được thực hiện bằng phương pháp nhân giống vô tính không? (Hình từ internet)
Việc sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp có được thực hiện bằng phương pháp nhân giống vô tính không?
Việc sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp có được thực hiện bằng phương pháp nhân giống vô tính được quy định tại Điều 22 Nghị định 27/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp
1. Sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp được thực hiện theo phương pháp nhân giống hữu tính và phương pháp nhân giống vô tính theo tiêu chuẩn quốc gia về sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp; trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia thì áp dụng tiêu chuẩn cơ sở.
2. Sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp bằng nuôi cấy mô phải sử dụng vật liệu nhân giống từ giống gốc hoặc giống phục tráng; giống gốc hoặc giống phục tráng sau 02 năm sử dụng nhân giống phải được phục tráng lại theo tiêu chuẩn quốc gia về phục tráng giống.
3. Tổ chức, cá nhân tự chịu trách nhiệm về số lượng và chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp do mình sản xuất, kinh doanh.
4. Tổ chức, cá nhân kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp có trách nhiệm bàn giao cho khách hàng hồ sơ liên quan đến lô giống theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này khi xuất bán để sử dụng trong quá trình vận chuyển, lưu thông và sử dụng giống.
Như vậy theo quy định của pháp luật về sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp được thực hiện theo phương pháp nhân giống hữu tính và phương pháp nhân giống vô tính theo tiêu chuẩn của quốc gia về sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp. Trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia thì áp dụng tiêu chuẩn cơ sở.
Cá nhân sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp có phải thu hồi, xử lý giống cây trồng lâm nghiệp không đảm bảo chất lượng khi lưu thông trên thị trường không?
Cá nhân sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp có phải thu hồi, xử lý giống cây trồng lâm nghiệp không đảm bảo chất lượng khi lưu thông trên thị trường được quy định tại Điều 23 Nghị định 27/2021/NĐ-CP như sau:
Quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp có quyền sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp khi đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 21 Nghị định này.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp có nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ đầy đủ quy định tại Điều 21 Nghị định này;
b) Thực hiện công bố phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn tương ứng với sản phẩm sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật;
c) Thu hồi, xử lý giống cây trồng lâm nghiệp không bảo đảm chất lượng khi lưu thông trên thị trường;
d) Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
đ) Cung cấp tài liệu minh chứng về nguồn gốc giống cây trồng lâm nghiệp, tài liệu truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng lâm nghiệp;
e) Ghi nhãn đối với giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định này;
g) Báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp tại địa phương.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp thì việc thu hồi xử lý giống cây trông lâm nghiệp khi không đảm bảo chất lượng khi lưu thông trên thị trường là một trong những nghĩa vụ của cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?
- Lỗi chở quá số người quy định xe ô tô 2025? Mức phạt lỗi chở quá số người quy định? Có bị trừ điểm GPLX?
- Thống nhất về dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tại Nghị quyết 15/NQ-CP?
- Mẫu bài phát biểu chúc Tết Nguyên đán của Hiệu trưởng hay và ý nghĩa? Tham khảo mẫu bài phát biểu?
- Lùi xe trên đường 1 chiều phạt bao nhiêu? Lỗi lùi xe trên đường 1 chiều ô tô, xe máy theo Nghị định 168?