Việc quy hoạch công chức lãnh đạo, quản lý ngành Tài chính được thực hiện đối với những chức danh nào?

Cho tôi hỏi việc quy hoạch công chức lãnh đạo, quản lý ngành Tài chính được thực hiện đối với những chức danh nào? Việc quy hoạch công chức lãnh đạo, quản lý ngành Tài chính trong trường hợp vượt cấp phải đáp ứng điều kiện gì? Câu hỏi của chị Duyên từ Bình Thuận.

Việc quy hoạch công chức lãnh đạo, quản lý ngành Tài chính được thực hiện đối với những chức danh nào?

Căn cứ Điều 4 Quy định 02/QĐi-BCSĐ năm 2022 quy định về các chức danh quy hoạch trong ngàng Tài chính như sau:

Chức danh quy hoạch
1. Các chức danh thuộc thẩm quyền của Ban Cán sự đảng Bộ Tài chính.
2. Các chức danh thuộc thẩm quyền Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý.
3. Các chức danh thuộc thẩm quyền Tổng cục trưởng và tương đương quản lý.
4. Các chức danh thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng trường quản lý.
5. Các chức danh thuộc thẩm quyền Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp quản lý.
Đối với các chức danh từ Khoản 2 đến Khoản 5, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng cục trưởng và tương đương, Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính căn cứ các quy định, hướng dẫn hiện hành của Đảng, Nhà nước và của Ban Cán sự đảng Bộ Tài chính để xây dựng quy định và triển khai thực hiện công tác quy hoạch các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý của các cơ quan, đơn vị theo đúng quy định và không trái với quy định của cơ quan cấp trên.

Như vậy, theo quy định thì việc quy hoạch công chức lãnh đạo, quản lý trong ngành Tài chính được thực hiện đối với những chức danh sau đây:

(1) Các chức danh thuộc thẩm quyền của Ban Cán sự đảng Bộ Tài chính.

(2) Các chức danh thuộc thẩm quyền Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý.

(3) Các chức danh thuộc thẩm quyền Tổng cục trưởng và tương đương quản lý.

(4) Các chức danh thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng trường quản lý.

(5) Các chức danh thuộc thẩm quyền Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp quản lý.

Việc quy hoạch công chức lãnh đạo, quản lý ngành Tài chính được thực hiện đối với những chức danh nào?

Việc quy hoạch công chức lãnh đạo, quản lý ngành Tài chính được thực hiện đối với những chức danh nào? (Hình từ Internet)

Việc quy hoạch công chức lãnh đạo, quản lý ngành Tài chính trong trường hợp vượt cấp phải đáp ứng điều kiện gì?

Căn cứ Điều 6 Quy định 02/QĐi-BCSĐ năm 2022 quy định về đối tượng quy hoạch trong ngành Tài Chính như sau:

Về đối tượng quy hoạch
Công chức, viên chức có năng lực nổi trội, có triển vọng phát triển, đang công tác ở vị trí liền kề chức danh quy hoạch hoặc tương đương, đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện, độ tuổi quy hoạch chức danh theo quy định.
Đối với trường hợp quy hoạch “vượt cấp” phải được cấp ủy, tập thể lãnh đạo đơn vị đánh giá đặc biệt xuất sắc, có chiều hướng, triển vọng phát triển nổi trội, cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy hoạch chức danh theo quy định, được quy hoạch các chức danh liền kề chức danh quy hoạch cao nhất và còn đủ tuổi công tác ít nhất trọn 2 nhiệm kỳ trở lên đối với cả nam và nữ.

Như vậy, theo quy định việc quy hoạch công chức lãnh đạo, quản lý ngành Tài chính trong trường hợp vượt cấp phải đáp ứng điều kiện sau đây:

(1) Phải được cấp ủy, tập thể lãnh đạo đơn vị đánh giá đặc biệt xuất sắc,

(2) Có chiều hướng, triển vọng phát triển nổi trội,

(3) Cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy hoạch chức danh theo quy định,

(4) Được quy hoạch các chức danh liền kề chức danh quy hoạch cao nhất và còn đủ tuổi công tác ít nhất trọn 2 nhiệm kỳ trở lên đối với cả nam và nữ.

Công chức lãnh đạo, quản lý ngành Tài chính tại thời điểm quy hoạch phải đáp ứng tiêu chuẩn gì về trình độ lý luận chính trị?

Căn cứ Điều 10 Quy định 02/QĐi-BCSĐ năm 2022 quy định về tiêu chuẩn, điều kiện như sau:

Tiêu chuẩn, điều kiện
Tiêu chuẩn đối với công chức, viên chức quy hoạch, cơ bản thực hiện như tiêu chuẩn bổ nhiệm đối với chức danh theo quy định hiện hành. Tại thời điểm quy hoạch, cấp có thẩm quyền có thể xem xét, phê duyệt quy hoạch đối với những công chức, viên chức phải cơ bản đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh bổ nhiệm theo quy định, cụ thể:
- Về trình độ chuyên môn: Phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tương ứng với chức danh bổ nhiệm.
- Về trình độ lý luận chính trị: Công chức, viên chức phải đáp ứng tiêu chuẩn lý luận chính trị tương ứng của chức danh bổ nhiệm; với trường hợp quy hoạch “vượt cấp” có thể chưa bảo đảm tiêu chuẩn lý luận chính trị, sau khi được quy hoạch, các trường hợp chưa đảm bảo phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để hoàn thiện tiêu chuẩn lý luận chính trị theo quy định.
- Chưa nhất thiết phải đáp ứng ngay các tiêu chuẩn: kinh qua chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp dưới, trình độ quản lý nhà nước ...; Ví dụ: đối với quy hoạch chức danh Phó Vụ trưởng, tại thời điểm xem xét quy hoạch, nhân sự không nhất thiết phải đáp ứng đầy đủ một số tiêu chuẩn sau: có thời gian công tác trong ngành tài chính, kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ lãnh đạo cấp phòng và tương đương trở lên, đang giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương,...

Như vậy, công chức lãnh đạo, quản lý ngành Tài chính tại thời điểm quy hoạch phải đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị cụ thể như sau:

(1) Công chức phải đáp ứng tiêu chuẩn lý luận chính trị tương ứng của chức danh bổ nhiệm;

(2) Với trường hợp quy hoạch vượt cấp có thể chưa bảo đảm tiêu chuẩn lý luận chính trị những sau khi được quy hoạch, các trường hợp chưa đảm bảo phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để hoàn thiện tiêu chuẩn lý luận chính trị theo quy định.

Quy hoạch công chức
Công chức lãnh đạo Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Công chức lãnh đạo
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công chức giữ chức vụ lãnh đạo có hành vi vi phạm pháp luật trong thời hạn xem xét xử lý kỷ luật thì đủ tuổi nghỉ hưu có được hưởng chế độ hưu trí?
Pháp luật
Trường hợp nào thì phải luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý? Điều kiện để luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý là gì?
Pháp luật
Việc luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo căn cứ vào đâu và luân chuyển nhằm mục đích gì?
Pháp luật
Quy trình luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm mấy bước và thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Thời gian luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý giữ các chức vụ cấp trưởng của Bộ Giáo dục và Đào tạo tối thiểu bao nhiêu tháng?
Pháp luật
Nghị định 29/2024/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý nhà nước như thế nào?
Pháp luật
5 tiêu chuẩn mới đối với các chức danh công chức lãnh đạo, quản lý nhà nước theo Nghị định 29/2024/NĐ-CP như thế nào?
Pháp luật
Vụ trưởng và tương đương thuộc Bộ là gì? Tiêu chuẩn bổ nhiệm Vụ trưởng và tương đương thuộc Bộ năm 2024 được quy định thế nào?
Pháp luật
Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục thuộc Sở là ai? Tiêu chuẩn bổ nhiệm mới nhất theo Nghị định 29 như thế nào?
Pháp luật
Từ ngày 1/5/2024, để giữ vị trí Phó Giám đốc Sở và tương đương phải đáp ứng các tiêu chuẩn nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quy hoạch công chức
771 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quy hoạch công chức Công chức lãnh đạo
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào