Việc quản lý nhà nước về báo chí gồm những nội dung nào? Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí gồm những cơ quan nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến vấn đề quản lý nhà nước về báo chí. Cho tôi hỏi việc quản lý nhà nước về báo chí gồm những nội dung nào? Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí gồm những cơ quan nào? Câu hỏi của chị Ngọc Hương ở Đồng Nai.

Việc quản lý nhà nước về báo chí gồm những nội dung nào?

Căn cứ Điều 6 Luật Báo chí 2016, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 20 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 thì nội dung quản lý nhà nước về báo chí gồm những nội dung sau:

- Xây dựng, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển báo chí; tổ chức lập phương án phát triển cơ sở báo chí trong quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.

- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí; xây dựng chế độ, chính sách về báo chí.

- Tổ chức thông tin cho báo chí; quản lý thông tin của báo chí.

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ người làm báo của các cơ quan báo chí và cán bộ quản lý báo chí.

- Tổ chức quản lý hoạt động khoa học, công nghệ trong lĩnh vực báo chí.

- Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động báo chí và thẻ nhà báo.

- Quản lý hợp tác quốc tế về báo chí, quản lý hoạt động của cơ quan báo chí Việt Nam liên quan đến nước ngoài và hoạt động của báo chí nước ngoài tại Việt Nam.

- Kiểm tra báo chí lưu chiểu; quản lý hệ thống lưu chiểu báo chí quốc gia.

- Chỉ đạo, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê và công tác khen thưởng, kỷ luật trong hoạt động báo chí.

- Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về báo chí.

Quản lý nhà nước về báo chí

Quản lý nhà nước về báo chí (Hình từ Internet)

Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí gồm những cơ quan nào?

Theo Điều 7 Luật Báo chí 2016 quy định về cơ quan quản lý nhà nước về báo chí như sau:

Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về báo chí.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về báo chí.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về báo chí.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về báo chí tại địa phương.

Theo đó, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí gồm những cơ quan được quy định tại Điều 7 nêu trên.

Trước khi tổ chức họp báo thì tổ chức, cá nhân phải thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí trong thời gian nào?

Theo quy định tại Điều 41 Luật Báo chí 2016 về họp báo như sau:

Họp báo
1. Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam có quyền tổ chức họp báo để công bố, tuyên bố, giải thích, trả lời các nội dung có liên quan tới nhiệm vụ, quyền hạn hoặc lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
Việc họp báo của cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại Khoản 10 Điều 56 của Luật này.
2. Người phát ngôn hoặc người chịu trách nhiệm cung cấp thông tin của tổ chức chính trị, Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước; các cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và cấp tỉnh; các bộ, cơ quan ngang bộ; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm họp báo định kỳ và đột xuất để cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí.
3. Cơ quan, tổ chức không thuộc quy định tại Khoản 2 Điều này và công dân có quyền tổ chức họp báo để cung cấp thông tin cho báo chí. Cơ quan, tổ chức, công dân tổ chức họp báo phải thông báo bằng văn bản trước 24 giờ tính đến thời Điểm dự định họp báo cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí theo quy định sau đây:
a) Cơ quan, tổ chức trực thuộc trung ương thông báo cho Bộ Thông tin và Truyền thông;
b) Cơ quan, tổ chức không thuộc Điểm a Khoản này và công dân thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức họp báo.
4. Nội dung thông báo gồm những thông tin sau đây:
a) Địa Điểm họp báo;
b) Thời gian họp báo;
c) Nội dung họp báo;
d) Người chủ trì họp báo.
5. Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí có trách nhiệm trả lời cơ quan, tổ chức, công dân về việc họp báo trong thời gian quy định tại Khoản 3 Điều này; trường hợp không có văn bản trả lời, tổ chức, công dân được tiến hành họp báo.
Nội dung họp báo phải đúng với nội dung đã được cơ quan quản lý nhà nước về báo chí trả lời chấp thuận, trường hợp không có văn bản trả lời thì phải đúng với nội dung đã thông báo với cơ quan quản lý nhà nước về báo chí.
6. Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí có quyền đình chỉ cuộc họp báo nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc nội dung họp báo có thông tin quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều 9 của Luật này.

Như vậy, cơ quan, tổ chức, công dân tổ chức họp báo phải thông báo bằng văn bản trước 24 giờ tính đến thời Điểm dự định họp báo cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí.

8,962 lượt xem
Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí
Báo chí Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến Báo chí
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Các loại hình báo chí
Pháp luật
Hồ sơ, thủ tục thay đổi nội dung ghi trong Giấy phép thực hiện hai loại hình báo chí thực hiện ra sao?
Pháp luật
Làm gì khi công ty bị báo chí đăng tin không đúng sự thật? Xử phạt hành chính hay xử lý hình sự đối với việc báo chí đăng thông tin sai sự thật về công ty?
Pháp luật
Nhà báo là gì? Nhà báo có quyền và nghĩa vụ gì? Trách nhiệm cung cấp thông tin cho báo chí trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Báo chí có quyền yêu cầu doanh nghiệp cung cấp tất cả các thông tin không? Vấn đề cải chính trên báo chí được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hội nông dân Việt Nam được phép được thành lập cơ quan báo chí không? Tiêu chuẩn bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí là gì?
Pháp luật
Vụ án đang được điều tra có bắt buộc cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí hay không?
Pháp luật
Đăng bài báo có thông tin xuyên tạc, gây hoang mang dư luận thì bị xử phạt như thế nào? Mức phạt là bao nhiêu theo quy định pháp luật hiện nay?
Pháp luật
Cơ quan báo chí là gì? Bệnh viện có được phép thành lập cơ quan báo chí không? Điều kiện cấp giấy phép hoạt động báo chí cần thực hiện những gì?
Pháp luật
Cải chính trên báo chí được quy định như thế nào? Cơ quan đăng thông tin sai sự thật nhưng không đăng cải chính xin lỗi trên báo chí thì có bị xử phạt hành chính không?
Pháp luật
Đối tượng nào được xét cấp thẻ nhà báo? Người dân tộc thiểu số có được cấp xét thẻ nhà báo không? Quyền và nghĩa vụ của nhà báo là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí Báo chí

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí Xem toàn bộ văn bản về Báo chí

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào