Việc quản lý hộ chiếu của công chức Bộ Khoa học và Công nghệ được thực hiện đối với những hộ chiếu nào?
Việc quản lý hộ chiếu của công chức Bộ Khoa học và Công nghệ được thực hiện đối với những hộ chiếu nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Quy chế cử công chức, viên chức đi công tác nước ngoài và sử dụng, quản lý hộ chiếu thuộc thẩm quyền của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Quyết định 889/QĐ-BKHCN năm 2014 quy định về nguyên tắc quản lý hộ chiếu như sau:
Nguyên tắc quản lý hộ chiếu
1. Việc quản lý hộ chiếu được thực hiện đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu phổ thông.
2. Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu phổ thông là tài sản của Nhà nước. Việc sử dụng, quản lý hộ chiếu phải được thực hiện theo Quy chế này và các quy định pháp luật khác có liên quan, bảo đảm việc sử dụng hộ chiếu không gây thiệt hại đến uy tín và lợi ích của Nhà nước Việt Nam.
3. Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý hộ chiếu cử công chức, viên chức để thực hiện việc quản lý hộ chiếu quy định tại Điều 13 của Quy chế này.
Như vậy, theo quy định thì việc quản lý hộ chiếu được thực hiện đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu phổ thông.
Việc quản lý hộ chiếu của công chức Bộ Khoa học và Công nghệ được thực hiện đối với những hộ chiếu nào? (Hình từ Internet)
Vụ Tổ chức cán bộ có thẩm quyền quản lý hộ chiếu của những công chức nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Quy chế cử công chức, viên chức đi công tác nước ngoài và sử dụng, quản lý hộ chiếu thuộc thẩm quyền của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Quyết định 889/QĐ-BKHCN năm 2014 quy định về thẩm quyền quản lý hộ chiếu như sau:
Thẩm quyền quản lý hộ chiếu
1. Vụ Tổ chức cán bộ quản lý hộ chiếu của công chức, viên chức do Lãnh đạo Bộ ký Quyết định cử đi công tác nước ngoài.
2. Bộ phận tổ chức cán bộ của đơn vị được phân cấp quản lý cán bộ quản lý hộ chiếu của công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng đơn vị cử công chức, viên chức cử đi công tác nước ngoài; định kỳ trong tháng 12 hằng năm, báo cáo Lãnh đạo Bộ (qua Vụ Tổ chức cán bộ) về số lượng, tình hình quản lý hộ chiếu thuộc thẩm quyền quản lý.
Như vậy, theo quy định thì Vụ Tổ chức cán bộ có thẩm quyền quản lý hộ chiếu của công chức do Lãnh đạo Bộ ký Quyết định cử đi công tác nước ngoài.
Công chức được phân công quản lý hộ chiếu có những trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 11 Quy chế cử công chức, viên chức đi công tác nước ngoài và sử dụng, quản lý hộ chiếu thuộc thẩm quyền của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Quyết định 889/QĐ-BKHCN năm 2014 quy định như sau:
Trách nhiệm của công chức, viên chức được phân công quản lý hộ chiếu
1. Lập sổ theo dõi việc giao, nhận hộ chiếu và bảo đảm an toàn tuyệt đối cho hộ chiếu khi được lưu giữ.
2. Bàn giao hộ chiếu cho công chức, viên chức khi có quyết định của cấp có thẩm quyền cử đi công tác nước ngoài; việc bàn giao phải có ký nhận. Nếu hộ chiếu còn thời hạn sử dụng dưới 6 tháng thì thông báo cho đương sự biết để chủ động đề nghị gia hạn hoặc cấp đổi hộ chiếu mới.
3. Bàn giao hộ chiếu phổ thông cho cán bộ, công chức, viên chức khi có đơn xin nghỉ phép đi ra nước ngoài về việc riêng khi được cấp có thẩm quyền đồng ý.
4. Báo cáo Thủ trưởng cơ quan, đơn vị theo phân cấp quản lý về việc công chức, viên chức cố ý không nộp hộ chiếu cho đơn vị quản lý theo quy định và đề xuất biện pháp xử lý.
5. Chuyển hộ chiếu cho cơ quan, đơn vị mới tiếp nhận khi công chức, viên chức chuyển công tác.
6. Chuyển cho cơ quan quản lý hộ chiếu của Bộ Ngoại giao để hủy hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ còn giá trị sử dụng đối với công chức đã nghỉ hưu thôi việc, hết nhiệm kỳ công tác, ra khỏi biên chế, bị chết, bị mất tích.
7. Báo cáo với cấp có thẩm quyền các vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý hộ chiếu.
Như vậy, theo quy định thì công chức được phân công quản lý hộ chiếu có những trách nhiệm sau đây:
(1) Lập sổ theo dõi việc giao, nhận hộ chiếu và bảo đảm an toàn tuyệt đối cho hộ chiếu khi được lưu giữ.
(2) Bàn giao hộ chiếu cho công chức, viên chức khi có quyết định của cấp có thẩm quyền cử đi công tác nước ngoài; việc bàn giao phải có ký nhận.
Nếu hộ chiếu còn thời hạn sử dụng dưới 6 tháng thì thông báo cho đương sự biết để chủ động đề nghị gia hạn hoặc cấp đổi hộ chiếu mới.
(3) Bàn giao hộ chiếu phổ thông cho cán bộ, công chức, viên chức khi có đơn xin nghỉ phép đi ra nước ngoài về việc riêng khi được cấp có thẩm quyền đồng ý.
(4) Báo cáo Thủ trưởng cơ quan, đơn vị theo phân cấp quản lý về việc công chức, viên chức cố ý không nộp hộ chiếu cho đơn vị quản lý theo quy định và đề xuất biện pháp xử lý.
(5) Chuyển hộ chiếu cho cơ quan, đơn vị mới tiếp nhận khi công chức, viên chức chuyển công tác.
(6) Chuyển cho cơ quan quản lý hộ chiếu của Bộ Ngoại giao để hủy hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ còn giá trị sử dụng đối với công chức đã nghỉ hưu thôi việc, hết nhiệm kỳ công tác, ra khỏi biên chế, bị chết, bị mất tích.
(7) Báo cáo với cấp có thẩm quyền các vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý hộ chiếu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ý nghĩa của bánh chưng? Nguồn gốc của bánh chưng? Tết Âm lịch 2025 người lao động, CBCCVC được nghỉ mấy ngày?
- Ngày 27 tháng 1 là ngày gì? Ngày 27 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 27 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Mẫu Trích Nghị quyết xét đề nghị tặng Huy hiệu Đảng mới nhất? Tải mẫu? Nội dung chương trình lễ trao tặng Huy hiệu Đảng gồm những gì?
- Mẫu nghị quyết chi bộ đề nghị tặng Huy hiệu Đảng? Tải về Nghị quyết đề nghị tặng Huy hiệu Đảng?
- Gợi ý quà Tết Ất Tỵ cho đối tác, khách hàng ý nghĩa, thiết thực nhất? Sự thỏa mãn của khách hàng được xác định thế nào?