Việc quản lý dự trữ ngoại hối chính thức được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào? Ngân hàng Nhà nước quản lý dự trữ ngoại hối thông qua các nghiệp vụ nào?
Việc quản lý dự trữ ngoại hối chính thức được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 50/2014/NĐ-CP quy định về nguyên tắc quản lý dự trữ ngoại hối chính thức như sau:
Nguyên tắc quản lý dự trữ ngoại hối chính thức
Quản lý dự trữ ngoại hối chính thức phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
1. Bảo toàn.
2. Thanh khoản.
3. Sinh lời.
Theo quy định trên, việc quản lý dự trữ ngoại hối chính thức được thực hiện dựa trên những nguyên tắc là bảo toàn, thanh khoản và sinh lời.
Quản lý dự trữ ngoại hối chính thức (Hình từ Internet)
Ngân hàng Nhà nước quản lý dự trữ ngoại hối chính thức thông qua các nghiệp vụ nào?
Theo Điều 10 Nghị định 50/2014/NĐ-CP quy định về các nghiệp vụ quản lý dự trữ ngoại hối chính thức như sau:
Các nghiệp vụ quản lý dự trữ ngoại hối chính thức
Ngân hàng Nhà nước quản lý dự trữ ngoại hối chính thức thông qua các nghiệp vụ sau:
1. Đầu tư trên thị trường quốc tế.
2. Can thiệp thị trường trong nước.
3. Thực hiện các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh.
4. Thực hiện các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương và đa phương với các ngân hàng trung ương và tổ chức tài chính quốc tế.
5. Các nghiệp Vụ quản lý dự trữ ngoại hối chính thức khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước quản lý dự trữ ngoại hối chính thức thông qua các nghiệp vụ đầu tư trên thị trường quốc tế; can thiệp thị trường trong nước hoặc thực hiện các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh.
Đồng thời Ngân hàng Nhà nước cũng có thể thực hiện quản lý dự trữ ngoại hối chính thức thông qua các nghiệp vụ thực hiện các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương và đa phương với các ngân hàng trung ương và tổ chức tài chính quốc tế.
Và các nghiệp Vụ quản lý dự trữ ngoại hối chính thức khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
Việc mua, bán ngoại tệ giữa dự trữ ngoại hối chính thức với ngân sách nhà nước được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 50/2014/NĐ-CP về việc mua, bán ngoại tệ giữa dự trữ ngoại hối chính thức với ngân sách nhà nước như sau:
Việc mua, bán ngoại tệ giữa dự trữ ngoại hối chính thức với ngân sách nhà nước
1. Bộ Tài chính có trách nhiệm gửi toàn bộ số ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước tại Ngân hàng Nhà nước.
2. Hằng năm, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hạn mức ngoại tệ được phép giữ lại để chi ngoại tệ thường xuyên của ngân sách nhà nước. Trên cơ sở hạn mức ngoại tệ được Thủ tướng Chính phủ cho phép giữ lại, Bộ Tài chính có trách nhiệm bán toàn bộ số ngoại tệ còn lại bổ sung dự trữ ngoại hối chính thức.
3. Hằng năm, chậm nhất đến ngày 31 tháng 3, Bộ Tài chính có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước thông báo kế hoạch bán ngoại tệ trong năm chi tiết theo quý để bổ sung dự trữ ngoại hối chính thức.
4. Trường hợp ngân sách nhà nước có khả năng không cân đối được ngoại tệ để thực hiện việc trả nợ nước ngoài của Chính phủ và các nhu cầu chi ngoại tệ khác của ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Nhà nước xây dựng phương án cân đối bán ngoại tệ cho ngân sách nhà nước.
Như vậy, hằng năm Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hạn mức ngoại tệ được phép giữ lại để chi ngoại tệ thường xuyên của ngân sách nhà nước.
Và trên cơ sở hạn mức ngoại tệ được Thủ tướng Chính phủ cho phép giữ lại, Bộ Tài chính có trách nhiệm bán toàn bộ số ngoại tệ còn lại bổ sung dự trữ ngoại hối chính thức.
Hằng năm, chậm nhất đến ngày 31 tháng 3, Bộ Tài chính có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước thông báo kế hoạch bán ngoại tệ trong năm chi tiết theo quý để bổ sung dự trữ ngoại hối chính thức.
Và trong trường hợp ngân sách nhà nước có khả năng không cân đối được ngoại tệ để thực hiện việc trả nợ nước ngoài của Chính phủ và các nhu cầu chi ngoại tệ khác của ngân sách nhà nước thì Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Nhà nước xây dựng phương án cân đối bán ngoại tệ cho ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?