Việc quản lý an toàn hoạt động bay sẽ như thế nào? Quản lý an toàn hoạt động bay sẽ có những phương pháp nào?

Cho hỏi việc quản lý an toàn hoạt động bay sẽ như thế nào? Bên cạnh đó thì quản lý an toàn hoạt động bay sẽ có những phương pháp nào? Căn cứ pháp lý cụ thể nếu có, xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Phong đến từ Thành phố Hồ Chí Minh.

Việc quản lý an toàn hoạt động bay sẽ như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 257 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:

Quy định chung về an toàn hoạt động bay
1. Để đảm bảo an toàn hoạt động bay, các tổ chức, cá nhân tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn, quy định, hướng dẫn, quy trình của ICAO và Việt Nam liên quan đến khai thác hoạt động bay, bảo đảm hoạt động bay.
2. Quản lý an toàn hoạt động bay bao gồm:
a) Xác định chính sách về an toàn;
b) Xây dựng hệ thống văn bản quy định, hướng dẫn về an toàn;
c) Thiết lập hệ thống giám sát an toàn hoạt động bay, hệ thống báo cáo an toàn hoạt động bay; tổ chức thiết lập hệ thống quản lý an toàn (SMS);
d) Tổ chức điều tra, kiểm tra sự cố hoạt động bay;
đ) Đảm bảo các nguồn nhân lực và tài chính cho hoạt động quản lý an toàn;
e) Xem xét, chấp thuận các kinh nghiệm thực hành;
g) Các nội dung khác về quản lý an toàn theo hướng dẫn của ICAO.

Theo đó, việc quản lý an toàn hoạt động bay sẽ bao gồm những việc như sau:

+ Xác định chính sách về an toàn;

+ Xây dựng hệ thống văn bản quy định, hướng dẫn về an toàn;

+ Thiết lập hệ thống giám sát an toàn hoạt động bay, hệ thống báo cáo an toàn hoạt động bay; tổ chức thiết lập hệ thống quản lý an toàn (SMS);

+ Tổ chức điều tra, kiểm tra sự cố hoạt động bay;

+ Đảm bảo các nguồn nhân lực và tài chính cho hoạt động quản lý an toàn;

+ Xem xét, chấp thuận các kinh nghiệm thực hành;

+ Các nội dung khác về quản lý an toàn theo hướng dẫn của ICAO.

An toàn hoạt động bay

An toàn hoạt động bay (Hình từ Internet)

Phương pháp thực hiện quản lý an toàn hoạt động bay như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 258 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:

Quy trình và phương pháp thực hiện quản lý an toàn hoạt động bay
1. Quy trình quản lý an toàn hoạt động bay bao gồm:
a) Thu thập dữ liệu;
b) Phân tích dữ liệu;
c) Ưu tiên xử lý các điều kiện không an toàn;
d) Xây dựng, triển khai thực hiện chính sách, chiến lược về an toàn;
đ) Phân định trách nhiệm thực hiện của Cục Hàng không Việt Nam, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay;
e) Đánh giá và đánh giá lại tình huống, sự cố;
g) Thu thập bổ sung dữ liệu.
...

Theo đó, quy trình và phương pháp thực hiện quản lý an toàn hoạt động bay bao gồm:

+ Thu thập dữ liệu;

+ Phân tích dữ liệu;

+ Ưu tiên xử lý các điều kiện không an toàn;

+ Xây dựng, triển khai thực hiện chính sách, chiến lược về an toàn;

+ Phân định trách nhiệm thực hiện của Cục Hàng không Việt Nam, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay;

+ Đánh giá và đánh giá lại tình huống, sự cố;

+ Thu thập bổ sung dữ liệu.

Quản lý an toàn hoạt động bay sẽ có những phương pháp nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 258 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:

Quy trình và phương pháp thực hiện quản lý an toàn hoạt động bay
...
2. Phương pháp quản lý an toàn hoạt động bay bao gồm:
a) Phương pháp thụ động để đối phó các tai nạn, sự cố đã xảy ra;
b) Phương pháp chủ động để xác định, các rủi ro an toàn thông qua việc phân tích các hoạt động của tổ chức liên quan;
c) Phương pháp dự báo bao gồm tính năng hệ thống có thể xảy ra trong khai thác thông thường để nhận dạng các vấn đề có nguy cơ tiềm ẩn trong tương lai.
3. Nội dung chi tiết quản lý an toàn áp dụng theo Tài liệu 9859 của ICAO về quản lý an toàn.
4. Cục Hàng không Việt Nam chủ trì phối hợp, xác định lộ trình và triển khai thực hiện các phương pháp chủ động và phương pháp dự báo cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.

Theo đó, phương pháp quản lý an toàn hoạt động bay bao gồm:

+ Phương pháp thụ động để đối phó các tai nạn, sự cố đã xảy ra;

+ Phương pháp chủ động để xác định, các rủi ro an toàn thông qua việc phân tích các hoạt động của tổ chức liên quan;

+ Phương pháp dự báo bao gồm tính năng hệ thống có thể xảy ra trong khai thác thông thường để nhận dạng các vấn đề có nguy cơ tiềm ẩn trong tương lai.

- Nội dung chi tiết quản lý an toàn áp dụng theo Tài liệu 9859 của ICAO về quản lý an toàn.

- Cục Hàng không Việt Nam chủ trì phối hợp, xác định lộ trình và triển khai thực hiện các phương pháp chủ động và phương pháp dự báo cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.

Dịch vụ bảo đảm hoạt động bay
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp lại Giấy phép khai thác cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Việc quản lý an toàn hoạt động bay sẽ như thế nào? Quản lý an toàn hoạt động bay sẽ có những phương pháp nào?
Pháp luật
Dịch vụ bảo đảm hoạt động bay có là ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dịch vụ bảo đảm hoạt động bay
866 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dịch vụ bảo đảm hoạt động bay
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào