Việc phối hợp trong quản lý nhập cảnh, xuất cảnh của người nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện thông qua hình thức nào?
- Việc phối hợp trong quản lý nhập cảnh, xuất cảnh của người nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện thông qua hình thức nào?
- Bộ Ngoại giao có trách nhiệm gì trong việc phối hợp tổ chức thực hiện pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh của người nước ngoài tại Việt Nam?
- Cơ quan nào có trách nhiệm tổ chức tập huấn nghiệp vụ về công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh của người nước ngoài tại Việt Nam?
Việc phối hợp trong quản lý nhập cảnh, xuất cảnh của người nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện thông qua hình thức nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 64/2015/NĐ-CP quy định về hình thức phối hợp như sau:
Hình thức phối hợp
1. Trao đổi ý kiến, cung cấp thông tin bằng văn bản theo yêu cầu của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp.
2. Thông qua các cuộc họp liên ngành định kỳ, đột xuất.
3. Thông qua các hội nghị sơ kết, tổng kết.
4. Thông qua việc thanh tra, kiểm tra của các đoàn công tác liên ngành do Bộ Công an chủ trì.
5. Thông qua quy chế phối hợp giữa các Bộ, ngành theo quy định của Chính phủ.
6. Các hình thức khác.
Như vậy, theo quy định thì việc phối hợp trong quản lý nhập cảnh, xuất cảnh của người nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện thông qua các hình thức sau:
(1) Trao đổi ý kiến, cung cấp thông tin bằng văn bản theo yêu cầu của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp.
(2) Thông qua các cuộc họp liên ngành định kỳ, đột xuất.
(3) Thông qua các hội nghị sơ kết, tổng kết.
(4) Thông qua việc thanh tra, kiểm tra của các đoàn công tác liên ngành do Bộ Công an chủ trì.
(5) Thông qua quy chế phối hợp giữa các Bộ, ngành theo quy định của Chính phủ.
(6) Các hình thức khác.
Việc phối hợp trong quản lý nhập cảnh, xuất cảnh của người nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện thông qua hình thức nào? (Hình từ Internet)
Bộ Ngoại giao có trách nhiệm gì trong việc phối hợp tổ chức thực hiện pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh của người nước ngoài tại Việt Nam?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Nghị định 64/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Phối hợp trong tổ chức thực hiện pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam
...
2. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm:
a) Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài mẫu giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của Việt Nam cấp cho người không quốc tịch đang cư trú tại Việt Nam;
b) Tiếp nhận mẫu giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp cho người không quốc tịch đang cư trú tại nước đó và đề nghị Bộ Công an cho ý kiến để trả lời phía nước ngoài về việc chấp thuận hay không chấp thuận cho người được cấp giấy tờ trên nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.
3. Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng theo chức năng, nhiệm vụ, hướng dẫn cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy chế phối hợp giữa các Sở, Ban, ngành thuộc địa phương trong quản lý người nước ngoài cư trú, hoạt động tại địa phương.
...
Như vậy, trong việc phối hợp tổ chức thực hiện pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh của người nước ngoài tại Việt Nam thì Bộ Ngoại giao có các trách nhiệm sau:
(1) Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài mẫu giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của Việt Nam cấp cho người không quốc tịch đang cư trú tại Việt Nam;
(2) Tiếp nhận mẫu giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp cho người không quốc tịch đang cư trú tại nước đó.
Đồng thời đề nghị Bộ Công an cho ý kiến để trả lời phía nước ngoài về việc chấp thuận hay không chấp thuận cho người được cấp giấy tờ trên nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.
Cơ quan nào có trách nhiệm tổ chức tập huấn nghiệp vụ về công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh của người nước ngoài tại Việt Nam?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 64/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Phối hợp trong tổ chức thực hiện pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam
1. Bộ Công an có trách nhiệm:
a) Trao đổi, thông báo cho Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, các Bộ liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh các chủ trương, biện pháp thực hiện công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;
b) Cung cấp cho Bộ Ngoại giao mẫu giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do Bộ Công an cấp cho người không quốc tịch đang cư trú tại Việt Nam để thông báo với các nước;
c) Quyết định việc chấp thuận hay không chấp thuận giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp cho người không quốc tịch đang cư trú tại nước đó và trao đổi với Bộ Ngoại giao để trả lời các nước về quyết định trên;
d) Phối hợp với cơ quan chức năng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức tập huấn nghiệp vụ về công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam cho các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc giải quyết thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
...
Như vậy, theo quy định thì Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chức năng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức tập huấn nghiệp vụ về công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh của người nước ngoài tại Việt Nam cho các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc giải quyết thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh của người nước ngoài tại Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thỏa thuận liên doanh tham gia đấu thầu dự án đầu tư công trình năng lượng chuẩn Thông tư 24?
- Noel là ngày gì? Noel là ngày 24 hay 25? Lễ Giáng sinh người lao động có được nghỉ làm để đi chơi Noel không?
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?