Việc phối hợp trao đổi thông tin điều tra, truy tố tội phạm nguồn của tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố được thực hiện như thế nào?
- Việc phối hợp trao đổi thông tin điều tra, truy tố tội phạm nguồn của tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố được thực hiện như thế nào?
- Hình thức phối hợp trao đổi thông tin điều tra, truy tố tội phạm nguồn của tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố ra sao?
- Phạm vi trao đổi thông tin trong giai đoạn điều tra, truy tố tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố như thế nào?
Việc phối hợp trao đổi thông tin điều tra, truy tố tội phạm nguồn của tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố được thực hiện như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch 02/2023/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC như sau:
Phối hợp trao đổi thông tin trong điều tra, truy tố tội phạm nguồn của tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố
1. Quá trình điều tra các tội phạm có thể là tội phạm nguồn của tội rửa tiền; quá trình điều tra tội khủng bố, Cơ quan điều tra phải điều tra, xác minh, làm rõ các dấu hiệu tội rửa tiền, tội tài trợ khủng bố và kịp thời trao đổi thông tin, tài liệu cho Viện Kiểm sát cùng cấp. Chậm nhất 05 ngày trước khi quyết định khởi tố vụ án về tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố, Cơ quan điều tra trao đổi với Viện Kiểm sát cùng cấp để phối hợp.
2. Quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hành vi có thể là tội phạm nguồn của tội rửa tiền hoặc tội khủng bố, Viện Kiểm sát phải kịp thời phát hiện, trao đổi thông tin với Cơ quan điều tra, đề ra yêu cầu điều tra để làm rõ dấu hiệu của tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố.
3. Trước khi kết thúc điều tra, Điều tra viên và Kiểm sát viên phải phối hợp trao đổi thông tin, rà soát, đánh giá tài liệu chứng cứ và các thủ tục tố tụng của vụ án, đảm bảo hoạt động điều tra tuân thủ theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật. Điều tra viên, Kiểm sát viên phải lập biên bản trao đổi thông tin, đánh giá chứng cứ, tài liệu và lưu hồ sơ lưu của mỗi cơ quan.
Như vậy, việc phối hợp trao đổi thông tin điều tra, truy tố tội phạm nguồn của tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố được thực hiện theo nội dung quy định nêu trên.
Trước khi kết thúc điều tra, Điều tra viên và Kiểm sát viên phải phối hợp trao đổi thông tin, rà soát, đánh giá tài liệu chứng cứ và các thủ tục tố tụng của vụ án.
Việc phối hợp trao đổi thông tin điều tra, truy tố tội phạm nguồn của tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố được thực hiện như thế nào?
Hình thức phối hợp trao đổi thông tin điều tra, truy tố tội phạm nguồn của tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố ra sao?
Tại Điều 8 Thông tư liên tịch 02/2023/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC có quy định về hình thức phối hợp trao đổi thông tin điều tra, truy tố tội phạm nguồn của tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố như sau:
Hình thức phối hợp
1. Trao đổi trực tiếp: Tổ chức họp liên ngành theo các cấp độ chuyên viên hoặc lãnh đạo liên ngành, thành lập tổ, đoàn công tác liên ngành để hướng dẫn hoặc các hình thức phối hợp trực tiếp khác phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố.
2. Trao đổi gián tiếp: Trao đổi cung cấp thông tin qua văn bản, phương tiện liên lạc điện tử và các hình thức phối hợp gián tiếp khác.
Như vậy, việc phối hợp trao đổi thông tin điều tra, truy tố tội phạm nguồn của tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố được thực hiện theo 02 hình thức là trao đổi trực tiếp và trao đổi gián tiếp
Phạm vi trao đổi thông tin trong giai đoạn điều tra, truy tố tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch 02/2023/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC như sau:
Phạm vi trao đổi thông tin
1. Trong giai đoạn điều tra: Thẩm quyền điều tra vụ án hình sự (đối với những vụ án có tranh chấp về thẩm quyền); nhập, tách vụ án hình sự; những vấn đề cần chứng minh trong vụ án hình sự; việc chứng minh dòng tiền; vật chứng; giám định, định giá tài sản; việc áp dụng, thay đổi biện pháp ngăn chặn; tương trợ tư pháp về hình sự; đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can; tạm đình chỉ điều tra vụ án, tạm đình chỉ điều tra bị can; kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, tạm giữ đồ vật, tài liệu; việc áp dụng các biện pháp xử lý vật chứng và những thông tin khác trong giai đoạn điều tra mà các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xét thấy cần thiết trao đổi.
2. Trong giai đoạn truy tố: Nhập, tách vụ án hình sự trong giai đoạn truy tố; quyết định chuyển vụ án để truy tố theo thẩm quyền; quyết định truy tố; quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung; đình chỉ vụ án hình sự, đình chỉ bị can; tạm đình chỉ vụ án, tạm đình chỉ bị can; phục hồi vụ án và những thông tin khác mà các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xét thấy cần thiết trao đổi.
3. Trong giai đoạn xét xử: Chuyển vụ án trong xét xử, bàn giao tài liệu, hồ sơ vụ án; đưa vụ án ra xét xử; xây dựng kế hoạch xét xử và phối hợp trao đổi trong việc tổ chức bảo vệ phiên tòa và những thông tin khác trong giai đoạn giai đoạn xét xử mà các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xét thấy cần thiết trao đổi.
Như vậy, phạm vi trao đổi thông tin trong giai đoạn điều tra, truy tố được thực hiện như sau:
- Phạm vi trao đổi đối với giai đoạn điều tra
Thẩm quyền điều tra vụ án hình sự (đối với những vụ án có tranh chấp về thẩm quyền); nhập, tách vụ án hình sự; những vấn đề cần chứng minh trong vụ án hình sự; việc chứng minh dòng tiền; vật chứng; giám định, định giá tài sản; việc áp dụng, thay đổi biện pháp ngăn chặn; tương trợ tư pháp về hình sự; đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can; tạm đình chỉ điều tra vụ án, tạm đình chỉ điều tra bị can; kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, tạm giữ đồ vật, tài liệu; việc áp dụng các biện pháp xử lý vật chứng và những thông tin khác trong giai đoạn điều tra mà các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xét thấy cần thiết trao đổi.
- Phạm vi trao đổi đối với giai đoạn truy tố
Nhập, tách vụ án hình sự trong giai đoạn truy tố; quyết định chuyển vụ án để truy tố theo thẩm quyền; quyết định truy tố; quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung; đình chỉ vụ án hình sự, đình chỉ bị can; tạm đình chỉ vụ án, tạm đình chỉ bị can; phục hồi vụ án và những thông tin khác mà các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xét thấy cần thiết trao đổi.
Thông tư liên tịch 02/2023/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC sẽ có hiệu lực từ ngày 25/5/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều kiện thành lập trung tâm học tập cộng đồng công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm học tập cộng đồng tư thục?
- Thủ tục từ chức lãnh đạo, quản lý, xin thôi việc đối với công chức, viên chức thuộc Bộ Nội vụ như thế nào?
- Để đáp ứng điều kiện hoạt động giáo dục, trường trung học phải có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên thế nào?
- Việc công bố quyết định thanh tra chuyên ngành thống kê được thực hiện trong trường hợp nào?
- Quy trình, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng theo Nghị định 147 ra sao?