Việc phối hợp thực hiện công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật giữa các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng được tiến hành thông qua hình thức nào?
- Việc phối hợp thực hiện công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật giữa các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng phải đảm bảo nguyên tắc gì?
- Nội dung phối hợp thực hiện công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật giữa các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng gồm những gì?
- Việc phối hợp thực hiện công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật giữa các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng được tiến hành thông qua hình thức nào?
- Đơn vị nào có trách nhiệm chủ trì thực hiện pháp điển đối với các đề mục trong chủ đề quốc phòng và an ninh quốc gia?
Việc phối hợp thực hiện công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật giữa các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng phải đảm bảo nguyên tắc gì?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 03/2015/TT-BQP quy định về nguyên tắc phối hợp như sau:
Nguyên tắc phối hợp
1. Tuân thủ đúng trình tự, thủ tục pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật và tiến độ thực hiện pháp điển theo kế hoạch đã được Thủ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt.
2. Bảo đảm tính kịp thời, chủ động, thường xuyên trong hoạt động phối hợp; đề cao trách nhiệm cá nhân của chỉ huy cơ quan chủ trì và cơ quan, đơn vị phối hợp.
3. Công việc thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của cơ quan, đơn vị nào thì đơn vị đó chủ trì xử lý; các cơ quan, đơn vị khác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp kịp thời khi cơ quan, đơn vị chủ trì yêu cầu.
Như vậy, theo quy định, việc phối hợp thực hiện công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật giữa các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng phải đảm bảo những nguyên tắc sau đây:
(1) Tuân thủ đúng trình tự, thủ tục pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật và tiến độ thực hiện pháp điển theo kế hoạch đã được Thủ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt.
(2) Bảo đảm tính kịp thời, chủ động, thường xuyên trong hoạt động phối hợp; đề cao trách nhiệm cá nhân của chỉ huy cơ quan chủ trì và cơ quan, đơn vị phối hợp.
(3) Công việc thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của cơ quan, đơn vị nào thì đơn vị đó chủ trì xử lý;
Các cơ quan, đơn vị khác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp kịp thời khi cơ quan, đơn vị chủ trì yêu cầu.
Việc phối hợp thực hiện công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật giữa các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng phải đảm bảo nguyên tắc gì? (Hình từ Internet)
Nội dung phối hợp thực hiện công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật giữa các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng gồm những gì?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 03/2015/TT-BQP quy định về nội dung phối hợp như sau:
Nội dung phối hợp
1. Lập đề nghị xây dựng đề mục (nếu có).
2. Xây dựng kế hoạch thực hiện pháp điển đối với từng đề mục.
3. Thu thập văn bản sử dụng để pháp điển theo đề mục và xử lý, kiến nghị xử lý các quy phạm pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với thực tế.
4. Thực hiện pháp điển theo đề mục.
5. Tổng hợp, xây dựng hồ sơ kết quả pháp điển gửi Bộ Tư pháp thẩm định theo quy định.
6. Tiếp thu, chỉnh lý và hoàn thiện hồ sơ kết quả pháp điển, trình Bộ trưởng ký xác thực kết quả pháp điển theo đề mục gửi Bộ Tư pháp.
7. Phối hợp thực hiện các công việc khác có liên quan đến công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật.
Như vậy, theo quy định, nội dung phối hợp thực hiện công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật giữa các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng bao gồm:
(1) Lập đề nghị xây dựng đề mục (nếu có).
(2) Xây dựng kế hoạch thực hiện pháp điển đối với từng đề mục.
(3) Thu thập văn bản sử dụng để pháp điển theo đề mục và xử lý, kiến nghị xử lý các quy phạm pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với thực tế.
(4) Thực hiện pháp điển theo đề mục.
(5) Tổng hợp, xây dựng hồ sơ kết quả pháp điển gửi Bộ Tư pháp thẩm định theo quy định.
(6) Tiếp thu, chỉnh lý và hoàn thiện hồ sơ kết quả pháp điển, trình Bộ trưởng ký xác thực kết quả pháp điển theo đề mục gửi Bộ Tư pháp.
(7) Phối hợp thực hiện các công việc khác có liên quan đến công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật.
Việc phối hợp thực hiện công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật giữa các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng được tiến hành thông qua hình thức nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 03/2015/TT-BQP quy định về hình thức phối hợp như sau:
Hình thức phối hợp
1. Lấy ý kiến bằng văn bản.
2. Tổ chức cuộc họp, hội thảo.
3. Cử cán bộ tham gia.
4. Các hình thức khác.
Như vậy, theo quy định, việc phối hợp thực hiện công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật giữa các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng được tiến hành thông qua các hình thức sau đây:
(1) Lấy ý kiến bằng văn bản.
(2) Tổ chức cuộc họp, hội thảo.
(3) Cử cán bộ tham gia.
(4) Các hình thức khác.
Đơn vị nào có trách nhiệm chủ trì thực hiện pháp điển đối với các đề mục trong chủ đề quốc phòng và an ninh quốc gia?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 03/2015/TT-BQP quy định về đơn vị chủ trì, phối hợp thực hiện pháp điển như sau:
Đơn vị chủ trì, phối hợp thực hiện pháp điển
1. Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng chủ trì thực hiện pháp điển đối với các đề mục trong chủ đề quốc phòng và an ninh quốc gia thuộc trách nhiệm pháp điển của Bộ Quốc phòng.
2. Cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng thực hiện các nội dung quy định tại Điều 3 Thông tư này và kế hoạch pháp điển đối với từng đề mục cụ thể.
Như vậy, theo quy định, Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng có trách nhiệm chủ trì thực hiện pháp điển đối với các đề mục trong chủ đề quốc phòng và an ninh quốc gia thuộc trách nhiệm pháp điển của Bộ Quốc phòng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của trường Tiểu học mới nhất? Tải về file word Mẫu Quy chế làm việc của trường Tiểu học?
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?