Việc phát hiệu lệnh cử hành nhạc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương trong nghi lễ dâng hương thuộc trách nhiệm của đối tượng nào?
- Việc phát hiệu lệnh cử hành nhạc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương trong nghi lễ dâng hương thuộc trách nhiệm của đối tượng nào?
- Ai là phó trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương?
- Ban tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương có phải quy định khu vực vui chơi giải trí và khu vực tổ chức các hoạt động dịch vụ không?
Việc phát hiệu lệnh cử hành nhạc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương trong nghi lễ dâng hương thuộc trách nhiệm của đối tượng nào?
Đối chiếu với quy định tại Mục 2 Hướng dẫn 796/HD-BVHTTDL năm 2009 về nghi thức tưởng niệm các Vua Hùng trong ngày tổ chức giỗ tổ Hùng Vương (ngày 10-3 âm lịch) do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành:
Theo đó, việc phát hiệu lệnh cử hành nhạc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương trong nghi lễ dâng hương thuộc trách nhiệm.của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Lưu ý số 1: Sau khi phát hiệu lệnh cử hành nhạc lễ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đọc lời tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu dự lễ.
Tiếp đó giới thiệu và mời chủ lễ lên dâng hương, hoa và lễ vật.
Trong thời gian chủ lễ làm thủ tục lễ, tấu nhạc lễ làm nền.
Khi chủ lễ làm xong các nghi thức, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch mời chủ lễ đọc diễn văn tưởng nhớ công ơn của các vua Hùng, báo công, giao trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể của địa phương để phấn đấu thực hiện.
Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch mời các đại biểu lần lượt lên dâng hương tưởng niệm vua Hùng.
Ngoài ra, đúng giờ ấn định tổ chức ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 10-3 âm lịch - Đội nhạc lễ, đoàn rước rồng dẫn đầu, tiếp theo đến kiệu văn, kiệu bát cống mang án thư và lễ phẩm (bánh chưng, bánh dày) đi trước.
Chủ lễ dẫn đầu đoàn dâng hương đi đến trước hương án dâng bánh dày, bánh chưng, dâng hương, hoa (có dải băng lụa đỏ ghi dòng chữ: Đời đời nhớ ơn các Vua Hùng).
Lưu ý số 2: về Nhạc lễ sử dụng đĩa nhạc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương của Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) duyệt thống nhất sử dụng.
Việc phát hiệu lệnh cử hành nhạc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương trong nghi lễ dâng hương thuộc trách nhiệm của đối tượng nào? (Hình từ Internet)
Ai là phó trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương?
Dựa theo quy định tại Mục 4 Hướng dẫn 796/HD-BVHTTDL năm 2009 về nghi thức tưởng niệm các Vua Hùng trong ngày tổ chức giỗ tổ Hùng Vương (ngày 10-3 âm lịch):
TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
- Thành lập Ban Tổ chức với các thành phần đoàn thể tham gia, Ban Tổ chức do đồng chí lãnh đạo Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố làm Trưởng ban, lãnh đạo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch làm phó trưởng ban Thường trực. Ban Tổ chức có thể thành lập các tiểu ban, số lượng thành viên Ban Tổ chức thích hợp điều kiện địa phương và có khả năng thực thi công việc, tránh hình thức.
Theo đó, đối tượng là phó trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là lãnh đạo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
Ngoài ra, Ban Tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương do đồng chí lãnh đạo Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố làm Trưởng ban.
Ban Tổ chức có thể thành lập các tiểu ban, số lượng thành viên Ban Tổ chức thích hợp điều kiện địa phương và có khả năng thực thi công việc, tránh hình thức.
Ban Tổ chức chịu trách nhiệm quản lý, diều hành hoạt động trong chương trình tưởng niệm đảm bảo trật tự, an toàn, chu đáo, bảo vệ tốt môi trường, cảnh quan nơi tưởng niệm và tiết kiệm chi phí.
Sau khi tổ chức lễ tưởng niệm có báo cáo đánh giá rút kinh nghiệm để tổ chức năm sau đạt hiệu quả tốt hơn năm trước (Thời gian hoàn thành báo cáo trong thời gian 20 ngày kể từ khi kết thúc lễ tưởng niệm).
Ban tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương có phải quy định khu vực vui chơi giải trí và khu vực tổ chức các hoạt động dịch vụ không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 110/2018/NĐ-CP Ban tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương phải quy định khu vực vui chơi giải trí và khu vực tổ chức các hoạt động dịch vụ bảo đảm không lấn chiếm khuôn viên di tích.
Lưu ý: Ngoài trách nhiệm nêu trên thì Ban tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương còn có trách nhiệm trong việc:
- Ban hành, phổ biến quy chế làm việc và phân công trách nhiệm của các thành viên Ban tổ chức lễ hội; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
- Tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội trên hệ thống loa phát thanh, bảng, biển và các hình thức tuyên truyền khác; thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người tham gia lễ hội;
- Xây dựng và triển khai phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật;
- Treo, đặt bảng phổ biến nội dung, biển hướng dẫn ở vị trí phù hợp, thuận tiện cho việc tiếp nhận thông tin của người tham gia lễ hội;
- Yêu cầu người cung ứng dịch vụ, hàng hóa tại khu vực lễ hội phải:
+ Niêm yết công khai và bán đúng giá niêm yết;
+ Không chèo kéo và ép giá;
+ Không bày bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc;
+ Không bày bán động vật quý hiếm, các thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh theo quy định của pháp luật;
- Không bán vé, thu tiền tham dự lễ hội;
+ Hướng dẫn việc đặt tiền lễ đúng nơi quy định;
+ Quản lý và sử dụng nguồn thu từ hoạt động lễ hội hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng mục đích.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt như thế nào?
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể?
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?