Việc nâng bậc lương thường xuyên của cán bộ ngành xây dựng được chia thành bao nhiêu đợt trong năm? Thủ tục được tiến hành ra sao?
- Việc nâng bậc lương thường xuyên của cán bộ ngành xây dựng được chia thành bao nhiêu đợt trong năm?
- Thủ tục nâng bậc lương thường xuyên đối với cán bộ ngành xây dựng sẽ được tiến hành ra sao?
- Ai có thẩm quyền quyết định nâng bậc lương thường xuyên đối với cán bộ làm trong đơn vị hành chính thuộc cơ quan Bộ xây dựng?
Việc nâng bậc lương thường xuyên của cán bộ ngành xây dựng được chia thành bao nhiêu đợt trong năm?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Quy chế về chế độ việc nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn, xếp và nâng mức phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Xây dựng, ban hành kèm theo (sau đây gọi tắt là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 1139/QĐ-BXD năm 2018 như sau:
Trình tự thủ tục nâng bậc lương thường xuyên
Việc nâng bậc lương thường xuyên được thực hiện làm 4 đợt trong một năm, vào các tháng thứ hai của mỗi quý; đợt nâng bậc lương thường xuyên của quý nào thì xét nâng bậc lương cho những người đủ điều kiện, tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên trong quý đó...
Theo đó, việc nâng bậc lương thường xuyên đối với cán bộ ngành xây dựng được thực hiện làm 4 đợt trong một năm, vào các tháng thứ hai của mỗi quý; đợt nâng bậc lương thường xuyên của quý nào thì xét nâng bậc lương cho những người đủ điều kiện, tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên trong quý đó.
Cán bộ ngành xây dựng (Hình từ internet)
Thủ tục nâng bậc lương thường xuyên đối với cán bộ ngành xây dựng sẽ được tiến hành ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1139/QĐ-BXD năm 2018 như sau:
Trình tự thủ tục nâng bậc lương thường xuyên
...
Tiến hành theo trình tự sau:
1. Người đứng đầu bộ phận được giao phụ trách công tác tổ chức cán bộ của đơn vị tập hợp danh sách công chức, viên chức, người lao động đủ điều kiện thời gian nâng bậc lương thường xuyên trong quý kèm theo trích ngang tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ trong thời gian giữ bậc lương cũ, báo cáo Hội đồng lương của đơn vị.
2. Hội đồng lương của đơn vị họp để xem xét, đánh giá tiêu chuẩn nâng bậc lương thường đối với từng công chức, viên chức, người lao động; lập danh sách những người đạt đủ điều kiện, tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên.
3. Căn cứ kết quả xét nâng bậc lương thường xuyên của Hội đồng lương, Thủ trưởng đơn vị trình Bộ trưởng quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền nâng bậc lương đối với những công chức đạt đủ điều kiện, tiêu chuẩn; thời hạn trình Bộ trước ngày 15 tháng thứ hai của quý.
Danh sách đề nghị nâng bậc lương thường xuyên đối với công chức, viên chức, người lao động lập theo mẫu biểu số 1 ban hành kèm theo Quy chế này.
4. Trong thời gian không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Tờ trình của các đơn vị, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ tập hợp danh sách công chức, viên chức, người lao động thuộc diện Bộ quyết định nâng bậc lương thường xuyên, sau khi lấy ý kiến trao đổi, thống nhất với Bí thư Đảng ủy và Chủ tịch Công đoàn cơ quan Bộ trình lãnh đạo Bộ quyết định hoặc quyết định theo phân cấp.
Theo đó, thủ tục nâng bậc lương thường xuyên sẽ được tiến hành như sau:
- Tập hợp danh sách công chức, viên chức, người lao động đủ điều kiện
- Tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ trong thời gian giữ bậc lương cũ, báo cáo Hội đồng lương của đơn vị.
- Xem xét, đánh giá tiêu chuẩn nâng bậc lương thường đối với từng công chức, viên chức, người lao động.
- Lập danh sách những người đạt đủ điều kiện, tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên.
- Trình Bộ trưởng quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền nâng bậc lương đối với những công chức đạt đủ điều kiện, tiêu chuẩn.
- Danh sách đề nghị nâng bậc lương thường xuyên đối với công chức, viên chức, người lao động lập theo mẫu biểu số 1 ban hành kèm theo Quy chế này.
- Trong thời gian quy định Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ tập hợp danh sách sau khi lấy ý kiến trao đổi, thống nhất với Bí thư Đảng ủy và Chủ tịch Công đoàn cơ quan Bộ trình lãnh đạo Bộ quyết định hoặc quyết định theo phân cấp.
Như vậy, thủ tục nâng bậc lương thường xuyên sẽ được tiến hành như trên.
Ai có thẩm quyền quyết định nâng bậc lương thường xuyên đối với cán bộ làm trong đơn vị hành chính thuộc cơ quan Bộ xây dựng?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1139/QĐ-BXD năm 2018 như sau:
Thẩm quyền quyết định nâng bậc lương thường xuyên
1. Đối với công chức, viên chức, người lao động trong các đơn vị hành chính thuộc cơ quan Bộ:
a) Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định nâng bậc lương thường xuyên đối với các chức danh cán bộ lãnh đạo cấp Cục, Vụ, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ; công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương;
b) Thứ trưởng - Chủ tịch Hội đồng lương quyết định nâng bậc lương thường xuyên đối với các chức danh cán bộ lãnh đạo cấp Phòng thuộc Cục, Vụ, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương;
c) Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (được Bộ trưởng ủy quyền) quyết định nâng bậc lương thường xuyên đối với các chức danh công chức ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống của cơ quan Bộ;
d) Cục trưởng các Cục, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ quyết định nâng bậc lương thường xuyên đối với những người làm việc theo chế độ hợp đồng của đơn vị.
...
Theo đó, những người có thẩm quyền quyết định nâng bậc lương thường xuyên đối với công chức, viên chức, người lao động trong các đơn vị hành chính thuộc cơ quan Bộ sẽ bao gồm:
- Bộ trưởng Bộ Xây dựng
- Thứ trưởng - Chủ tịch Hội đồng lương
- Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (được Bộ trưởng ủy quyền)
- Cục trưởng các Cục, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ.
Như vậy, những người trên sẽ có thẩm quyền quyền quyết định nâng bậc lương thường xuyên đối với công chức, viên chức, người lao động trong các đơn vị hành chính thuộc cơ quan Bộ, tùy thuộc vào thẩm quyền quản lý của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?