Việc mang tài liệu mật chứa bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực đầu tư ra khỏi nơi lưu giữ để phục vụ công tác ở trong nước phải được ai cho phép?
- Việc mang tài liệu mật chứa bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực đầu tư ra khỏi nơi lưu giữ để phục vụ công tác ở trong nước phải được ai cho phép?
- Công chức mang tài liệu mật ra khỏi nơi lưu giữ có phải có văn bản xin phép không?
- Trong thời giang mang tài liệu mật ra khỏi nơi lưu giữ nếu phát hiện bí mật nhà nước lộ thì người mang tài liệu phải làm gì?
Việc mang tài liệu mật chứa bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực đầu tư ra khỏi nơi lưu giữ để phục vụ công tác ở trong nước phải được ai cho phép?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 07/2020/TT-BKHĐT quy định về việc mang tài liệu mật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ như sau:
Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ
1. Việc mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực kế hoạch, đầu tư và thống kê ra khỏi nơi lưu giữ để phục vụ công tác ở trong nước phải được người đứng đầu hoặc cấp phó được ủy quyền của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý bí mật nhà nước cho phép.
2. Việc mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực kế hoạch, đầu tư và thống kê ra khỏi nơi lưu giữ để phục vụ công tác ở nước ngoài phải được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (đối với cơ quan Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (đối với các Sở Kế hoạch và Đầu tư) hoặc cấp phó được ủy quyền cho phép và phải báo cáo Trưởng đoàn công tác.
...
Theo đó, việc mang tài liệu mật chứa bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực đầu tư ra khỏi nơi lưu giữ để phục vụ công tác ở trong nước phải được người đứng đầu hoặc cấp phó được ủy quyền của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý bí mật nhà nước cho phép.
Tài liệu mật (Hình từ Internet)
Công chức mang tài liệu mật ra khỏi nơi lưu giữ có phải có văn bản xin phép không?
Căn cứ khoản 3 Điều 7 Thông tư 07/2020/TT-BKHĐT quy định như sau:
Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ
...
3. Công chức, viên chức khi mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ phải có văn bản xin phép và được sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này. Văn bản xin phép mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ phục vụ công tác trong nước, nước ngoài phải nêu rõ họ, tên, chức vụ, cơ quan, đơn vị công tác; tên loại, trích yếu nội dung, độ mật của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; mục đích sử dụng; thời gian, địa điểm công tác; cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ bí mật nhà nước trong quá trình mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ.
...
Theo đó, việc công chức mang tài liệu mật ra khỏi nơi lưu giữ phải có văn bản xin phép và được sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Trong thời giang mang tài liệu mật ra khỏi nơi lưu giữ nếu phát hiện bí mật nhà nước lộ thì người mang tài liệu phải làm gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 7 Thông tư 07/2020/TT-BKHĐT quy định như sau:
Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ
...
4. Trong thời gian mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ, nếu phát hiện bí mật nhà nước bị lộ, bị mất, người mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải báo cáo ngày với người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý, Trưởng đoàn công tác để có biện pháp xử lý và khắc phục hậu quả.
5. Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước mang ra khỏi nơi lưu giữ phải chứa, đựng, vận chuyển bằng phương tiện, thiết bị bảo đảm an toàn do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý bí mật nhà nước quy định và phải bảo vệ trong thời gian mang ra khỏi nơi lưu giữ. Khi kết thúc nhiệm vụ phải báo cáo người có thẩm quyền cho phép mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ về việc quản lý, sử dụng bí mật nhà nước và nộp lại cơ quan, đơn vị.
Theo đó, trong thời gian mang tài liệu mật ra khỏi nơi lưu giữ nếu phát hiện bí mật nhà nước lộ thì người mang tài liệu phải báo cáo ngày với người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý, Trưởng đoàn công tác để có biện pháp xử lý và khắc phục hậu quả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?