Việc lưu trữ con dấu có phải nội dung bắt buộc trong Điều lệ công ty không? Doanh nghiệp có phải đăng ký mẫu dấu khi có nhu cầu sử dụng thêm 01 con dấu không?
Doanh nghiệp có phải đăng ký mẫu dấu khi có nhu cầu sử dụng thêm 01 con dấu theo quy định hay không?
Căn cứ tại Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về dấu của doanh nghiệp như sau:
Dấu của doanh nghiệp
1. Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
2. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
3. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
Như vậy, đối chiếu với quy định trên, hiện nay các nhà làm luật giao quyền quản lý và lưu giữ dấu cho các doanh nghiệp. Do đó, các thủ tục liên quan đến việc thông báo cũng như đăng ký mẫu dấu đã bị bãi bỏ.
Vậy, trong trường hợp công ty có nhu cầu sử dụng thêm con dấu thì hoàn toàn có thể tự thực hiện mà không cần thông báo hay thực hiện thêm thủ tục nào khác.
Doanh nghiệp có phải đăng ký mẫu dấu khi có nhu cầu sử dụng thêm 01 con dấu theo quy định hay không? (Hình từ Internet)
Việc quản lý và lưu giữ con dấu có phải là nội dung bắt buộc trong điều lệ công ty hay không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Điều lệ công ty bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có);
- Ngành, nghề kinh doanh;
- Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;
- Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh. Số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá từng loại cổ phần của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
- Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần;
- Cơ cấu tổ chức quản lý;
- Số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; phân chia quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong trường hợp công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật;
- Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
- Căn cứ và phương pháp xác định tiền lương, thù lao, thưởng của người quản lý và Kiểm soát viên;
- Trường hợp thành viên, cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần;
- Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh;
- Trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;
- Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.
Như vậy, đối chiếu với quy định trên thì việc quản lý và lưu giữ con dấu không phải là nội dung bắt buộc trong điều lệ công ty. Do đó, tùy thuộc vào nhu cầu của từng doanh nghiệp mà có thể quyết định việc quy định hay không.
Đối tượng nào được quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty trong công ty trách nhiệm hữu hạn?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 55 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn như sau:
Hội đồng thành viên
...
2. Hội đồng thành viên có quyền và nghĩa vụ sau đây:
...
g) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của công ty;
h) Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty;
i) Quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện;
k) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
l) Quyết định tổ chức lại công ty;
m) Quyết định giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty;
n) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Như vây, trong công ty trách nhiệm hữu hạn thì Hội đồng thành viên có quyền và nghĩa vụ trong việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty theo quy định.
Ngoài ra, Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất cả thành viên công ty là cá nhân và người đại diện theo ủy quyền của thành viên công ty là tổ chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?