Việc luân chuyển cán bộ công chức trong tổ chức Công đoàn theo quy định được thực hiện trong những trường hợp nào?
- Việc luân chuyển cán bộ công chức trong tổ chức Công đoàn theo quy định được thực hiện trong những trường hợp nào?
- Trình tự luân chuyển cán bộ công chức trong tổ chức Công đoàn bao gồm các bước nào?
- Cán bộ công chức được luân chuyển đến vị trí công tác khác thì có được bảo lưu phụ cấp chức vụ hay không?
Việc luân chuyển cán bộ công chức trong tổ chức Công đoàn theo quy định được thực hiện trong những trường hợp nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 16 Quy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, kỷ luật cán bộ, công chức trong tổ chức Công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 1445/QĐ-TLĐ năm 2010 quy định về việc luân chuyển cán bộ công chức như sau:
Luân chuyển CBCC
1. Việc luân chuyển CBCC chỉ thực hiện đối với CBCC giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong quy hoạch.
2. Các trường hợp thực hiện luân chuyển CBCC:
- Theo yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng CBCC
- Luân chuyển trong hệ thống công đoàn giữa trung ương và địa phương các cấp, giữa các ngành, các lĩnh vực để vừa thực hiện nhiệm vụ, vừa rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng CBCC theo quy hoạch.
3. Thời hạn luân chuyển CBCC nói chung từ 03 năm trở lên.
Như vậy, theo quy định thì việc luân chuyển cán bộ công chức được thực hiện trong những trường hợp sau:
(1) Theo yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng cán bộ công chức;
(2) Luân chuyển trong hệ thống công đoàn giữa trung ương và địa phương các cấp, giữa các ngành, các lĩnh vực để vừa thực hiện nhiệm vụ, vừa rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức theo quy hoạch.
Việc luân chuyển cán bộ công chức trong tổ chức Công đoàn theo quy định được thực hiện trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Trình tự luân chuyển cán bộ công chức trong tổ chức Công đoàn bao gồm các bước nào?
Căn cứ Điều 18 Quy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, kỷ luật cán bộ, công chức trong tổ chức Công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 1445/QĐ-TLĐ năm 2010 quy định về trình tự luân chuyển cán bộ công chức trong tổ chức Công đoàn như sau:
Trình tự thủ tục điều động, luân chuyển, biệt phái CBCC
1. Căn cứ quy hoạch cán bộ, nhu cầu công tác và năng lực, sở trường của CBCC, cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch, biện pháp điều động, luân chuyển, biệt phái CBCC thuộc phạm vi quản lý;
2. Cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ phê duyệt kế hoạch và chỉ đạo tiến hành các công việc:
- Lập danh sách CBCC điều động, luân chuyển, biệt phái;
- Gặp gỡ CBCC dự kiến điều động, luân chuyển, biệt phái (nói rõ mục đích, sự cần thiết của nhiệm vụ để nghe CBCC phát biểu, đề xuất ý kiến);
- Làm việc với lãnh đạo cơ quan, đơn vị nơi CBCC đi và đến.
- Chuẩn bị các điều kiện, biện pháp cụ thể đối với CBCC điều động, luân chuyển;
3. Lãnh đạo cơ quan, đơn vị quyết định cụ thể nhân sự điều động, luân chuyển, biệt phái.
Như vậy, việc luân chuyển cán bộ công chức trong tổ chức Công đoàn được thực hiện theo trình tự sau đây:
(1) Căn cứ quy hoạch cán bộ, nhu cầu công tác và năng lực, sở trường của cán bộ công chức, cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch, biện pháp luân chuyển cán bộ công chức thuộc phạm vi quản lý;
(2) Cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ phê duyệt kế hoạch và chỉ đạo tiến hành các công việc:
- Lập danh sách cán bộ công chức luân chuyển;
- Gặp gỡ cán bộ công chức dự kiến luân chuyển;
- Làm việc với lãnh đạo cơ quan, đơn vị nơi cán bộ công chức đi và đến.
- Chuẩn bị các điều kiện, biện pháp cụ thể đối với cán bộ công chức luân chuyển;
(3) Lãnh đạo cơ quan, đơn vị quyết định cụ thể nhân sự luân chuyển.
Cán bộ công chức được luân chuyển đến vị trí công tác khác thì có được bảo lưu phụ cấp chức vụ hay không?
Căn cứ khoản 3 Điều 20 Quy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, kỷ luật cán bộ, công chức trong tổ chức Công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 1445/QĐ-TLĐ năm 2010 quy định như sau:
Bảo đảm chế độ, chính sách của Nhà nước đối với cán bộ được điều động, luân chuyển, biệt phái
1. Trường hợp CBCC được điều động, luân chuyển đến vị trí công tác khác không phù hợp với ngạch công chức hiện giữ thì phải chuyển ngạch theo quy định tại Khoản 4, Điều 1, Nghị định số 93 /2010/NĐ-CP ngày 31/8/2010 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; và thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đang đảm nhiệm kể từ ngày có quyết định điều động, luân chuyển.
2. Trường hợp CBCC giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được điều động đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ trong thời gian 06 tháng.
3. Trường hợp CBCC được luân chuyển đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ trong thời gian luân chuyển.
4. CBCC được biệt phái đến làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trường hợp cán bộ công chức được luân chuyển đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ trong thời gian luân chuyển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?
- Cơ quan nhà nước phải cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình khi nào? Công tác quản trị nội bộ trên môi trường điện tử gồm những hoạt động nào?
- Ngày 28 11 là ngày sinh của ai? 28/11/2024 là thứ mấy? 28 11 2024 có phải ngày lễ lớn ở Việt Nam hay không?