Việc lợi thế thương mại của công ty con bị tổn thất được công ty mẹ xác định thông qua những bằng chứng nào?

Nếu lợi thế thương mại bị tổn thất trong năm cao hơn số phân bổ hàng năm theo phương pháp đường thẳng thì công ty mẹ phải thực hiện phân bổ như thế nào? Việc lợi thế thương mại của công ty con bị tổn thất được xác định thông qua những bằng chứng nào? Câu hỏi của anh Huy từ Vĩnh Long

Lợi thế thương mại là gì?

Căn cứ khoản 9 Điều 2 Thông tư 202/2014/TT-BTC định nghĩa về lợi thế thương mại như sau:

Giải thích thuật ngữ
Trong Thông tư này các thuật ngữ được hiểu như sau:
...
8. Đơn vị có lợi ích công chúng là doanh nghiệp, tổ chức mà tính chất và quy mô hoạt động có liên quan nhiều đến lợi ích của công chúng, gồm:
- Công ty đại chúng, tổ chức niêm yết, tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng, công ty chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ và các công ty quản lý quỹ, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
- Doanh nghiệp, tổ chức khác có liên quan đến lợi ích của công chúng do tính chất, quy mô hoạt động của đơn vị đó theo quy định của pháp luật.
Khái niệm công ty đại chúng được quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 52/2012/TT-BTC ngày 5/4/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
9. Lãi từ giao dịch mua giá rẻ: Là khoản chênh lệch giữa giá phí khoản đầu tư vào công ty con nhỏ hơn phần sở hữu của công ty mẹ trong giá trị hợp lý của tài sản thuần của công ty con tại ngày mua (thuật ngữ này trước đây gọi là bất lợi thương mại hoặc lợi thế thương mại âm).
10. Cổ đông không kiểm soát: Là cổ đông không có quyền kiểm soát công ty con (trước đây gọi là cổ đông thiểu số).

Theo quy định trên thì lợi thế thương mại hoặc lãi từ giao dịch mua giá rẻ (trước đây gọi là bất lợi thương mại hoặc lợi thế thương mại âm) là khoản chênh lệch giữa giá phí khoản đầu tư vào công ty con nhỏ hơn phần sở hữu của công ty mẹ trong giá trị hợp lý của tài sản thuần của công ty con tại ngày mua.

Việc lợi thế thương mại của công ty con bị tổn thất được công ty mẹ xác định thông qua những bằng chứng nào?

Việc lợi thế thương mại của công ty con bị tổn thất được công ty mẹ xác định thông qua những bằng chứng nào? (Hình từ Internet)

Lợi thế thương mại bị tổn thất trong năm cao hơn số phân bổ hàng năm theo phương pháp đường thẳng thì công ty mẹ phải thực hiện phân bổ như thế nào?

Căn cứ Điều 20 Thông tư 202/2014/TT-BTC quy định về phương pháp phân bổ lợi thế thương mại như sau:

Phương pháp kế toán phân bổ lợi thế thương mại
1. Lợi thế thương mại phát sinh tại ngày mua được phân bổ dần đều vào kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất theo phương pháp đường thẳng trong thời gian không quá 10 năm. Trường hợp số lợi thế thương mại bị tổn thất trong năm cao hơn số phân bổ hàng năm theo phương pháp đường thẳng thì thực hiện phân bổ theo số bị tổn thất.
2. Trường hợp phân bổ lợi thế thương mại trong kỳ đầu tiên, kế toán xác định lợi thế thương mại phải phân bổ trong kỳ, ghi:
Nợ Chi phí quản lý doanh nghiệp (Lợi thế thương mại phân bổ trong kỳ)
Có Lợi thế thương mại (Lợi thế thương mại phát sinh trong kỳ)
3. Trường hợp phân bổ lợi thế thương mại từ kỳ thứ hai trở đi, kế toán phải phản ánh số phân bổ trong kỳ này và số lũy kế đã phân bổ từ ngày mua đến ngày đầu kỳ báo cáo và ghi nhận như sau:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước(số LTTM đã phân bổ lũy kế đến cuối kỳ trước)
Nợ Chi phí quản lý doanh nghiệp (Số LTTM phân bổ trong kỳ báo cáo)
Có Lợi thế thương mại (LTTM đã phân bổ lũy kế đến cuối kỳ báo cáo)
4. Sau khi đã phân bổ hết lợi thế thương mại, bút toán điều chỉnh như sau:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước
Có Lợi thế thương mại.

Như vậy, trong trường hợp số lợi thế thương mại bị tổn thất trong năm cao hơn số phân bổ hàng năm theo phương pháp đường thẳng thì công ty mẹ thực hiện phân bổ theo số bị tổn thất.

Sau khi đã phân bổ hết lợi thế thương mại, cần phải thực hiện bút toán điều chỉnh như sau:

- Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước

- Có Lợi thế thương mại.

Lưu ý: Lợi thế thương mại phát sinh tại ngày mua được phân bổ dần đều vào kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất theo phương pháp đường thẳng trong thời gian không quá 10 năm.

Việc lợi thế thương mại của công ty con bị tổn thất được công ty mẹ xác định thông qua những bằng chứng nào?

Theo điểm a khoản 9 Điều 10 Thông tư 202/2014/TT-BTC thì một số bằng chứng về việc lợi thế thương mại bị tổn thất bao gồm:

(1) Sau ngày kiểm soát công ty con, nếu giá phí khoản đầu tư thêm nhỏ hơn phần sở hữu của công ty mẹ trong giá trị ghi sổ của tài sản thuần của công ty con được mua thêm;

(2) Giá trị thị trường của công ty con bị giảm (ví dụ giá trị thị trường cổ phiếu công ty con bị giảm đáng kể do công ty con liên tục làm ăn thua lỗ);

(3) Hạng sắp xếp tín nhiệm bị giảm trong thời gian dài; Công ty con lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, tạm ngừng hoạt động hoặc có nguy cơ giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động;

(4) Các chỉ tiêu về tài chính bị suy giảm một cách nghiêm trọng và có hệ thống…

Ví dụ: Giả sử lợi thế thương mại phát sinh là 10 tỉ đồng được phân bổ 10 năm (mỗi năm 1 tỉ đồng). Sau khi phân bổ 3 năm (3 tỉ đồng), nếu có bằng chứng cho thấy lợi thế thương mại đã tổn thất hết thì năm thứ 4 số lợi thế thương mại được phân bổ là 7 tỉ đồng.


MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

4,819 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào