Việc lấy mẫu xăng dầu phục vụ việc đối chứng khi có tranh chấp về chất lượng dựa trên nguyên tắc nào?
- Việc lấy mẫu xăng dầu phục vụ việc đối chứng khi có tranh chấp về chất lượng dựa trên nguyên tắc nào?
- Lấy mẫu xăng dầu phục vụ việc đối chứng khi có tranh chấp về chất lượng theo phương pháp nào?
- Biên bản lấy mẫu xăng dầu phục vụ việc đối chứng khi có tranh chấp về chất lượng được quy định như thế nào?
Việc lấy mẫu xăng dầu phục vụ việc đối chứng khi có tranh chấp về chất lượng dựa trên nguyên tắc nào?
Nguyên tắc lấy mẫu xăng dầu phục vụ việc đối chứng khi có tranh chấp về chất lượng theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 15/2015/TT-BKHCN cụ thể:
Lấy mẫu, niêm phong mẫu, bàn giao mẫu và lưu mẫu xăng dầu phục vụ việc đối chứng khi có tranh chấp về chất lượng
1. Nguyên tắc
a) Việc lấy mẫu, niêm phong mẫu, lưu mẫu và bàn giao mẫu xăng dầu quy định tại Điều này được áp dụng cho thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối, thương nhân làm tổng đại lý, thương nhân làm đại lý bán lẻ, thương nhân nhận quyền bán lẻ, cửa hàng bán lẻ xăng dầu, thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu để đối chứng khi có tranh chấp về chất lượng;
b) Mẫu lưu còn niêm phong sẽ là mẫu để đối chứng khi có tranh chấp về chất lượng;
c) Việc lấy mẫu, niêm phong mẫu, lưu mẫu và bàn giao mẫu xăng dầu được thực hiện đối với từng lô hàng khi tiến hành vận chuyển hoặc giao nhận.
Trường hợp cần thiết hoặc khi có yêu cầu, phải lấy mẫu riêng cho từng xitec, hầm hàng, ngăn chứa của phương tiện vận chuyển lô hàng.
...
Theo đó, việc lấy mẫu xăng dầu phục vụ việc đối chứng khi có tranh chấp về chất lượng dựa trên nguyên tắc sau:
- Việc lấy mẫu xăng dầu quy định tại Điều này được áp dụng cho thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối, thương nhân làm tổng đại lý, thương nhân làm đại lý bán lẻ, thương nhân nhận quyền bán lẻ, cửa hàng bán lẻ xăng dầu, thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu để đối chứng khi có tranh chấp về chất lượng;
- Mẫu lưu còn niêm phong sẽ là mẫu để đối chứng khi có tranh chấp về chất lượng;
- Việc lấy mẫu xăng dầu được thực hiện đối với từng lô hàng khi tiến hành vận chuyển hoặc giao nhận.
Trường hợp cần thiết hoặc khi có yêu cầu, phải lấy mẫu riêng cho từng xitec, hầm hàng, ngăn chứa của phương tiện vận chuyển lô hàng.
Lấy mẫu xăng dầu phục vụ việc đối chứng khi có tranh chấp về chất lượng (Hình từ Internet)
Lấy mẫu xăng dầu phục vụ việc đối chứng khi có tranh chấp về chất lượng theo phương pháp nào?
Phương pháp lấy mẫu xăng dầu theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 15/2015/TT-BKHCN cụ thể:
Cách thức lấy mẫu xăng dầu được thực hiện theo văn bản kỹ thuật hướng dẫn thực hiện lấy mẫu xăng dầu hiện hành do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ban hành.
Biên bản lấy mẫu xăng dầu phục vụ việc đối chứng khi có tranh chấp về chất lượng được quy định như thế nào?
Biên bản lấy mẫu xăng dầu tại khoản 4 Điều 7 Thông tư 15/2015/TT-BKHCN cụ thể:
Lấy mẫu, niêm phong mẫu, bàn giao mẫu và lưu mẫu xăng dầu phục vụ việc đối chứng khi có tranh chấp về chất lượng
...
3. Bình chứa mẫu
Bình chứa mẫu phải được làm bằng các vật liệu không gây ảnh hưởng đến chất lượng xăng dầu, không rò rỉ và có nắp kín. Bình chứa mẫu phải được làm sạch, khô và cần được tráng kỹ bằng xăng dầu sẽ chứa trước khi lấy mẫu. Bình chứa mẫu phải có dung tích đủ lớn và bảo đảm an toàn khi chứa xăng dầu.
4. Số mẫu, lượng mẫu, biên bản lấy mẫu và niêm phong mẫu
a) Bên giao xăng dầu phải lấy mẫu xăng dầu đối với mỗi loại xăng dầu trong từng lần giao xăng dầu cho Bên nhận xăng dầu. Mẫu xăng dầu đã lấy phải được niêm phong và được xác nhận bởi đại diện có thẩm quyền của Bên giao xăng dầu và Bên vận chuyển; phải được gửi theo phương tiện vận chuyển đến Bên nhận xăng dầu;
b) Bên nhận xăng dầu phải lấy mẫu xăng dầu đối với mỗi loại xăng dầu trong từng lần tiếp nhận xăng dầu từ Bên giao xăng dầu (lấy tại xitec, hầm hàng, ngăn chứa của phương tiện vận chuyển trước khi nhập hàng). Mẫu xăng dầu đã lấy phải được niêm phong và được xác nhận bởi đại diện có thẩm quyền của Bên vận chuyển và Bên nhận xăng dầu;
c) Lượng thể tích mẫu xăng dầu lấy phải bảo đảm đủ để thử nghiệm các chỉ tiêu theo yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng;
d) Khi lấy mẫu, Bên giao xăng dầu phải lập biên bản (theo Mẫu 1. BBLM-NP-CKCL quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này); Bên nhận xăng dầu phải lập biên bản (theo Mẫu 2. BBLM-BGM-KTNP quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này).
Theo đó, biên bản lấy mẫu xăng dầu phục vụ việc đối chứng khi có tranh chấp về chất lượng được quy định như sau:
- Bên giao xăng dầu phải lấy mẫu xăng dầu đối với mỗi loại xăng dầu trong từng lần giao xăng dầu cho Bên nhận xăng dầu.
Mẫu xăng dầu đã lấy phải được niêm phong và được xác nhận bởi đại diện có thẩm quyền của Bên giao xăng dầu và Bên vận chuyển; phải được gửi theo phương tiện vận chuyển đến Bên nhận xăng dầu;
- Bên nhận xăng dầu phải lấy mẫu xăng dầu đối với mỗi loại xăng dầu trong từng lần tiếp nhận xăng dầu từ Bên giao xăng dầu (lấy tại xitec, hầm hàng, ngăn chứa của phương tiện vận chuyển trước khi nhập hàng). Mẫu xăng dầu đã lấy phải được niêm phong và được xác nhận bởi đại diện có thẩm quyền của Bên vận chuyển và Bên nhận xăng dầu;
- Lượng thể tích mẫu xăng dầu lấy phải bảo đảm đủ để thử nghiệm các chỉ tiêu theo yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng;
- Khi lấy mẫu, Bên giao xăng dầu phải lập biên bản (theo Mẫu 1. BBLM-NP-CKCL quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư 15/2015/TT-BKHCN); Bên nhận xăng dầu phải lập biên bản (theo Mẫu 2. BBLM-BGM-KTNP quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư 15/2015/TT-BKHCN).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?