Việc lấy mẫu kiểm dịch kiểm tra thực trạng sản phẩm động vật có nguy cơ thấp sử dụng làm thực phẩm đối với động vật nhập khẩu được thực hiện ở đâu?

Tôi có câu hỏi là việc lấy mẫu kiểm dịch kiểm tra thực trạng sản phẩm động vật có nguy cơ thấp sử dụng làm thực phẩm đối với động vật nhập khẩu được thực hiện ở đâu? Mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.N đến từ Bình Dương.

Sản phẩm động vật có nguy cơ thấp là gì?

Sản phẩm động vật có nguy cơ thấp được giải thích tại khoản 6 Điều 2 Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT, được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 35/2018/TT-BNNPTNT thì sản phẩm động vật có nguy cơ thấp là sản phẩm động vật đã qua chế biến theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để sử dụng ngay.

kiểm dịch kiểm tra thực trạng sản phẩm động vật

Việc lấy mẫu kiểm dịch kiểm tra thực trạng sản phẩm động vật có nguy cơ thấp sử dụng làm thực phẩm đối với động vật nhập khẩu được thực hiện ở đâu? (Hình từ Internet)

Việc lấy mẫu kiểm dịch kiểm tra thực trạng sản phẩm động vật có nguy cơ thấp sử dụng làm thực phẩm đối với động vật nhập khẩu được thực hiện ở đâu?

Việc lấy mẫu kiểm dịch kiểm tra thực trạng sản phẩm động vật có nguy cơ thấp sử dụng làm thực phẩm đối với động vật nhập khẩu được thực hiện theo quy định tại tiết b tiểu mục 1 Mục II Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 Điều 1 Thông tư 35/2018/TT-BNNPTNT như sau:

Sản phẩm động vật nhập khẩu:
1. Sản phẩm động vật sử dụng làm thực phẩm:
a) Đối với nhóm sản phẩm động vật có nguy cơ cao:
Lấy mẫu từng lô hàng để kiểm tra, xét nghiệm các chỉ tiêu theo quy định tại điểm c khoản 1 phần II của Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này.
Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu lấy mẫu tại cửa khẩu, kiểm tra thực trạng hàng hóa, cấp Giấy chứng nhận vận chuyển (Mẫu 14b) để chủ hàng vận chuyển hàng về kho theo đề nghị của chủ hàng (kho phải đủ điều kiện vệ sinh thú y); chủ hàng phải chịu trách nhiệm vận chuyển, bảo quản hàng hóa trong khi chờ thực hiện kiểm dịch. Trường hợp hàng hóa là sản phẩm động vật không thể lấy mẫu tại cửa khẩu thì cơ quan kiểm dịch cửa khẩu thực hiện lấy mẫu kiểm dịch tại kho bảo quản.
Riêng đối với sản phẩm động vật đông lạnh phải được lưu giữ tại khu vực cửa khẩu đến khi có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu.
b) Đối với nhóm sản phẩm động vật có nguy cơ thấp:
Lấy mẫu kiểm tra, xét nghiệm các chỉ tiêu theo quy định tại điểm c khoản 1 phần II của Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này.
Tần suất lấy mẫu như sau: Cứ 05 lô hàng lấy mẫu của 01 lô hàng ngẫu nhiên để kiểm tra, xét nghiệm; nếu phát hiện 01 lần vi phạm thì lấy mẫu liên tiếp 03 lô hàng để kiểm tra, xét nghiệm; nếu kết quả kiểm tra 03 lần liên tiếp đạt yêu cầu thì áp dụng tần suất 05 lô hàng sẽ lấy mẫu của 01 lô hàng ngẫu nhiên để kiểm tra, xét nghiệm.
Việc lấy mẫu kiểm dịch, kiểm tra thực trạng hàng hóa được thực hiện tại cửa khẩu hoặc kho hàng của chủ hàng đáp ứng được yêu cầu (nếu có đề nghị của chủ hàng); chủ hàng phải chịu trách nhiệm vận chuyển, bảo quản hàng hóa trong khi chờ thực hiện kiểm dịch.
Trường hợp lô hàng không phải lấy mẫu kiểm tra, trong thời gian 01 ngày làm việc, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu chỉ kiểm tra hồ sơ, nếu đạt yêu cầu thì cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu. Chủ hàng phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa nhập khẩu.

Như vậy, theo quy định trên thì việc lấy mẫu kiểm dịch kiểm tra thực trạng sản phẩm động vật có nguy cơ thấp sử dụng làm thực phẩm đối với động vật nhập khẩu được thực hiện tại cửa khẩu hoặc kho hàng của chủ hàng đáp ứng được yêu cầu (nếu có đề nghị của chủ hàng); chủ hàng phải chịu trách nhiệm vận chuyển, bảo quản hàng hóa trong khi chờ thực hiện kiểm dịch.

Việc kiểm dịch sản phẩm động vật có nguy cơ thấp sử dụng làm thực phẩm đối với động vật nhập khẩu gồm các nội dung nào?

Việc kiểm dịch sản phẩm động vật có nguy cơ thấp sử dụng làm thực phẩm đối với động vật nhập khẩu gồm các nội dung được quy định tại khoản 5 Điều 8 Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT như sau:

Kiểm dịch động vật nhập khẩu
5. Nội dung kiểm dịch:
Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện:
a) Theo quy định tại Khoản 1 Điều 47 của Luật thú y;
b) Lấy mẫu xét nghiệm bệnh theo quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Chuẩn bị nơi cách ly kiểm dịch động vật:
a) Chủ hàng có trách nhiệm bố trí địa điểm cách ly kiểm dịch;
b) Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu, Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y có trách nhiệm kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y bảo đảm để cách ly kiểm dịch động vật.

Như vậy, theo quy định trên thì việc kiểm dịch sản phẩm động vật có nguy cơ thấp sử dụng làm thực phẩm đối với động vật nhập khẩu gồm các nội dung sau:

- Theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật Thú y 2015 gồm:

+ Kiểm tra hồ sơ khai báo kiểm dịch, tình trạng sức khỏe của động vật; nếu hồ sơ kiểm dịch hợp lệ, động vật không có dấu hiệu mắc bệnh nguy hiểm thì xác nhận để làm thủ tục và chuyển động vật đến khu cách ly kiểm dịch hoặc đến địa điểm đã được kiểm tra, có đủ điều kiện để cách ly kiểm dịch;

+ Giám sát động vật tại khu cách ly kiểm dịch hoặc tại địa điểm có đủ điều kiện cách ly kiểm dịch; thời gian theo dõi cách ly kiểm dịch phù hợp với từng loài động vật, từng bệnh được kiểm tra nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày bắt đầu cách ly kiểm dịch;

+ Lấy mẫu kiểm tra bệnh động vật, áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc cho động vật theo quy định;

+ Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu đối với động vật đạt yêu cầu vệ sinh thú y và thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y nơi đến;

+ Hướng dẫn chủ hàng thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng, tiêu độc.

- Lấy mẫu xét nghiệm bệnh theo quy định

1,819 lượt xem
Sản phẩm động vật Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Sản phẩm động vật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quy định của pháp luật hiện hành về quản lý hố chôn sản phẩm động vật mắc bệnh như thế nào?
Pháp luật
Sản phẩm động vật trên cạn là gì? Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch do cơ quan nào ban hành?
Pháp luật
Phân tích nguy cơ nhập khẩu sản phẩm động vật là gì? Nguyên tắc về đánh giá nguy cơ khi nhập khẩu sản phẩm động vật?
Pháp luật
Việc lấy mẫu kiểm dịch kiểm tra thực trạng sản phẩm động vật có nguy cơ thấp sử dụng làm thực phẩm đối với động vật nhập khẩu được thực hiện ở đâu?
Pháp luật
Chỉ thị 29/CT-TTg 2023 về việc ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật thế nào?
Pháp luật
Trang thiết bị, dụng cụ sử dụng trong vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tươi sống và sơ chế bao gồm những gì?
Pháp luật
Sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch thì phải được xử lý bằng những biện pháp nào?
Pháp luật
Sản phẩm động vật là gì? Sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch khi vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh phải đáp ứng các yêu cầu gì?
Pháp luật
Sử dụng kho bảo quản sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y thì tổ chức bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Biên bản xử lý vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh mới nhất là mẫu nào?
Pháp luật
Cơ sở kinh doanh thực phẩm vận chuyển sản phẩm động vật tới các tỉnh thành khác cần đảm bảo yêu cầu gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sản phẩm động vật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sản phẩm động vật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào