Việc lập hồ sơ mời thầu giai đoạn một theo phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ dựa trên những căn cứ nào?
- Việc lập hồ sơ mời thầu giai đoạn một theo phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ dựa trên những căn cứ nào?
- Hồ sơ mời thầu giai đoạn một theo phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ bao gồm những nội dung gì?
- Việc tổ chức đấu thầu giai đoạn một theo phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ được quy định như thế nào?
Việc lập hồ sơ mời thầu giai đoạn một theo phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ dựa trên những căn cứ nào?
Theo điểm a khoản 1 Điều 44 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về chuẩn bị đấu thầu giai đoạn một như sau:
Chuẩn bị đấu thầu giai đoạn một
...
2. Lập hồ sơ mời thầu giai đoạn một:
a) Căn cứ lập hồ sơ mời thầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Nghị định này;
...
Theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, lập hồ sơ mời thầu được quy định như sau:
Lập hồ sơ mời thầu
1. Căn cứ lập hồ sơ mời thầu:
a) Quyết định phê duyệt dự án hoặc Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án, quyết định phê duyệt dự toán mua sắm đối với mua sắm thường xuyên và các tài liệu liên quan. Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án thì căn cứ theo quyết định của người đứng đầu chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư;
b) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt;
c) Tài liệu về thiết kế kèm theo dự toán được duyệt đối với gói thầu xây lắp; yêu cầu về đặc tính, thông số kỹ thuật đối với hàng hóa (nếu có);
d) Các quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định của pháp luật liên quan; điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế (nếu có) đối với các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi;
đ) Các chính sách của Nhà nước về thuế, phí, ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu và các quy định khác liên quan.
Như vậy, việc lập hồ sơ mời thầu giai đoạn một theo phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ dựa trên những căn cứ nêu trên
Việc lập hồ sơ mời thầu giai đoạn một theo phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ dựa trên những căn cứ nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ mời thầu giai đoạn một theo phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ bao gồm những nội dung gì?
Theo Điều 44 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về chuẩn bị đấu thầu giai đoạn một như sau:
Chuẩn bị đấu thầu giai đoạn một
1. Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, có thể áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn nhằm lựa chọn được các nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm theo yêu cầu của gói thầu để mời tham gia đấu thầu. Việc áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn do người có thẩm quyền quyết định và phải được ghi rõ trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu; trường hợp áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn, việc lựa chọn danh sách ngắn thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này.
2. Lập hồ sơ mời thầu giai đoạn một:
a) Căn cứ lập hồ sơ mời thầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Nghị định này;
b) Hồ sơ mời thầu giai đoạn một bao gồm các nội dung sau đây: Thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn một; ý tưởng yêu cầu về phương án kỹ thuật của gói thầu; yêu cầu về phương án tài chính, thương mại để các nhà thầu đề xuất về phương án kỹ thuật, phương án tài chính, thương mại, làm cơ sở cho bên mời thầu xem xét, hoàn chỉnh hồ sơ mời thầu giai đoạn hai; không yêu cầu nhà thầu đề xuất về giá dự thầu và thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu.
Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
3. Thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu:
a) Hồ sơ mời thầu phải được thẩm định theo quy định tại Điều 105 của Nghị định này trước khi phê duyệt;
b) Việc phê duyệt hồ sơ mời thầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu.
Như vậy, hồ sơ mời thầu giai đoạn một bao gồm các nội dung sau đây:
- Thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu;
- Chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn một;
- Ý tưởng yêu cầu về phương án kỹ thuật của gói thầu;
- Yêu cầu về phương án tài chính, thương mại để các nhà thầu đề xuất về phương án kỹ thuật, phương án tài chính, thương mại, làm cơ sở cho bên mời thầu xem xét, hoàn chỉnh hồ sơ mời thầu giai đoạn hai;
- Không yêu cầu nhà thầu đề xuất về giá dự thầu và thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu.
Việc tổ chức đấu thầu giai đoạn một theo phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ được quy định như thế nào?
Theo Điều 45 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về tổ chức đấu thầu giai đoạn một được quy định như sau:
Tổ chức đấu thầu giai đoạn một
1. Việc mời thầu giai đoạn một thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Nghị định này.
2. Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu:
Việc phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 của Nghị định này.
3. Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu:
Việc chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Nghị định này.
4. Mở thầu:
a) Việc mở thầu phải được tiến hành công khai và bắt đầu ngay trong vòng 01 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu. Chỉ tiến hành mở các hồ sơ dự thầu mà bên mời thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu trước sự chứng kiến của đại diện các nhà thầu tham dự lễ mở thầu, không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu;
b) Việc mở thầu được thực hiện đối với từng hồ sơ dự thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu và theo trình tự sau đây:
- Kiểm tra niêm phong;
- Mở hồ sơ và đọc rõ các thông tin về: Tên nhà thầu; số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ; thông tin chính ghi trong đơn dự thầu; thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu; các thông tin khác liên quan.
c) Biên bản mở thầu: Các thông tin nêu tại Điểm b Khoản này phải được ghi vào biên bản mở thầu. Biên bản mở thầu phải được ký xác nhận bởi đại diện của bên mời thầu và nhà thầu tham dự mở thầu. Biên bản này phải được gửi cho các nhà thầu tham dự thầu;
d) Đại diện của bên mời thầu phải ký xác nhận vào bản gốc đơn dự thầu, giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu (nếu có); thỏa thuận liên danh (nếu có).
5. Trao đổi về hồ sơ dự thầu giai đoạn một:
Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu giai đoạn một, căn cứ các yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu và đề xuất của nhà thầu trong hồ sơ dự thầu giai đoạn một, bên mời thầu tiến hành trao đổi với từng nhà thầu nhằm chuẩn xác yêu cầu về kỹ thuật, tài chính của gói thầu phục vụ cho việc hoàn chỉnh hồ sơ mời thầu giai đoạn hai. Bên mời thầu phải bảo đảm thông tin trong hồ sơ dự thầu giai đoạn một của các nhà thầu không bị tiết lộ.
Như vậy, việc tổ chức đấu thầu giai đoạn một theo phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?