Việc lập dự toán kinh phí hỗ trợ sử dụng dịch vụ công ích thủy lợi được thực hiện thế nào? Việc phân bổ dự toán được quy định thế nào?
Việc lập dự toán kinh phí hỗ trợ sử dụng dịch vụ công ích thủy lợi được thực hiện thế nào?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 62/2018/NĐ-CP quy định về lập dự toán kinh phí hỗ trợ như sau:
Lập dự toán kinh phí hỗ trợ
1. Căn cứ theo Luật ngân sách nhà nước các tổ chức khai thác công trình thủy lợi lập dự toán kinh phí hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi, kinh phí hỗ trợ khác báo cáo cơ quan có thẩm quyền:
a) Các tổ chức khai thác công trình thủy lợi trung ương báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp gửi Bộ Tài chính.
b) Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp dự toán của các tổ chức khai thác công trình thủy lợi địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn, đồng thời báo cáo Bộ Tài chính.
c) Tổ chức khai thác công trình thủy lợi do cấp huyện quản lý do Phòng Tài chính Kế hoạch cấp huyện chủ trì, phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp huyện kiểm tra và tổng hợp dự toán báo cáo Ủy ban nhân dân huyện gửi Sở Tài chính tổng hợp.
2. Bộ Tài chính tổng hợp dự toán kinh phí hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi các tổ chức khai thác công trình thủy lợi trung ương, dự toán kinh phí của các địa phương vào dự toán ngân sách trung ương để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt.
Theo đó, việc lập dự toán kinh phí hỗ trợ sử dụng dịch vụ công ích thủy lợi được thực hiện theo quy định tại Điều 6 nêu trên.
Và Bộ Tài chính tổng hợp dự toán kinh phí hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi các tổ chức khai thác công trình thủy lợi trung ương, dự toán kinh phí của các địa phương vào dự toán ngân sách trung ương để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt.
Dịch vụ công ích thủy lợi (Hình từ Internet)
Phân bổ dự toán kinh phí hỗ trợ sử dụng dịch vụ công ích thủy lợi được quy định thế nào?
Theo Điều 7 Nghị định 62/2018/NĐ-CP quy định về phân bổ dự toán kinh phí hỗ trợ như sau:
Phân bổ dự toán kinh phí hỗ trợ
1. Bộ Tài chính phân bổ kinh phí hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương trên cơ sở dự toán ngân sách nhà nước được Quốc hội phê chuẩn và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện phân bổ dự toán kinh phí hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi cho các tổ chức khai thác công trình thủy lợi và các huyện. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân bổ kinh phí được hỗ trợ cho các tổ chức khai thác công trình thủy lợi và các huyện.
Theo đó, việc phân bổ dự toán kinh phí hỗ trợ sử dụng dịch vụ công ích thủy lợi được thực hiện theo quy định tại Điều 7 nêu trên.
Quyết toán kinh phí hỗ trợ sử dụng dịch vụ công ích thủy lợi được thực hiện thế nào?
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 62/2018/NĐ-CP về quyết toán kinh phí hỗ trợ như sau:
Quyết toán kinh phí hỗ trợ
1. Việc quyết toán kinh phí hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi được thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn. Ngân sách cấp huyện được quyết toán với ngân sách cấp tỉnh (địa phương), ngân sách địa phương quyết toán với ngân sách trung ương.
2. Các tổ chức khai thác công trình thủy lợi phải có đầy đủ các chứng từ để làm căn cứ thanh, quyết toán: Hợp đồng tưới nước, tiêu nước, cấp nước của tổ chức khai thác công trình thủy lợi với các tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi; biên bản nghiệm thu và biên bản thanh lý Hợp đồng tưới nước, tiêu nước, cấp nước; khối lượng duy tu sửa chữa nạo vét các công trình thủy lợi bằng nguồn kinh phí hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức kiểm tra và phê duyệt khoản kinh phí hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi của các tổ chức khai thác công trình thủy lợi trung ương.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức việc kiểm tra và phê duyệt quyết toán khoản hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi của các tổ chức khai thác công trình thủy lợi địa phương (bao gồm các công ty và các huyện). Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức kiểm tra báo cáo tài chính và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
5. Các tổ chức khai thác công trình thủy lợi phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của số liệu báo cáo.
Như vậy, việc quyết toán kinh phí hỗ trợ sử dụng dịch vụ công ích thủy lợi được thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
Ngân sách cấp huyện được quyết toán với ngân sách cấp tỉnh (địa phương), ngân sách địa phương quyết toán với ngân sách trung ương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe ô tô đưa đón trẻ em mầm non phải được sơn màu gì? Tài xế lái xe ô tô đưa đón trẻ em mầm non phải có tối thiểu bao nhiêu năm kinh nghiệm?
- Lịch nghỉ tết ngân hàng HDBank 2025 chi tiết? Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng là ai?
- Ngân hàng ACB làm việc đến ngày nào nghỉ Tết 2025? Mức trích lập dự phòng chung của tổ chức tín dụng?
- Giờ đẹp cúng rước ông bà về ăn Tết năm 2025? Cách cúng mời ông bà về ăn Tết Nguyên Đán năm 2025? Cúng rước ông bà gồm những món gì
- Mùng 4 Tết Âm lịch là ngày mấy dương lịch? Mùng 4 Tết Âm lịch là thứ mấy? Tết Âm lịch Ất Tỵ có bắn pháo hoa không?