Việc lập báo cáo kế hoạch tài chính 05 năm địa phương do cơ quan nào thực hiện? Nội dung báo cáo bao gồm những gì?
Việc lập báo cáo kế hoạch tài chính 05 năm địa phương do cơ quan nào thực hiện?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Quy chế Lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hằng năm ban hành kèm theo Nghị định 31/2017/NĐ-CP quy định về lập báo cáo kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương như sau:
Lập báo cáo kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương
1. Năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân lập kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương. Hằng năm, Ủy ban nhân dân lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương trình Hội đồng nhân dân để tham khảo khi xem xét, quyết định dự toán, phân bổ ngân sách địa phương.
...
Theo quy định trên, cơ quan có trách nhiệm lập báo cáo kế hoạch tài chính 05 năm địa phương là Ủy ban nhân dân.
Báo cáo kế hoạch tài chính 05 năm địa phương (Hình từ Internet)
Nội dung báo cáo kế hoạch tài chính 05 năm địa phương bao gồm những gì?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 31/2017/NĐ-CP về nội dung báo cáo như sau:
Lập báo cáo kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương
...
3. Nội dung báo cáo:
a) Nội dung kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương thực hiện theo quy định tại Điều 17, Điều 43 của Luật ngân sách nhà nước
...
Theo Điều 17 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định về kế hoạch tài chính 05 năm như sau:
Kế hoạch tài chính 05 năm
1. Kế hoạch tài chính 05 năm là kế hoạch tài chính được lập trong thời hạn 05 năm cùng với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm. Kế hoạch tài chính 05 năm xác định mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể về tài chính - ngân sách nhà nước; các định hướng lớn về tài chính, ngân sách nhà nước; số thu và cơ cấu thu nội địa, thu dầu thô, thu cân đối từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; số chi và cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi trả nợ, chi thường xuyên; định hướng về bội chi ngân sách; giới hạn nợ nước ngoài của quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; các giải pháp chủ yếu để thực hiện kế hoạch.
2. Kế hoạch tài chính 05 năm được sử dụng để:
a) Thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, ngành, lĩnh vực và địa phương; cân đối, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính công và ngân sách nhà nước trong trung hạn; thúc đẩy việc công khai, minh bạch ngân sách nhà nước;
b) Làm cơ sở để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước;
c) Định hướng cho công tác lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm.
3. Kế hoạch tài chính 05 năm gồm kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia và kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
4. Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia trình Chính phủ báo cáo Quốc hội; Sở Tài chính có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm của địa phương mình trình Ủy ban nhân dân cùng cấp báo cáo Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định cùng với thời điểm trình dự toán ngân sách năm đầu kỳ kế hoạch.
5. Chính phủ quy định chi tiết việc lập kế hoạch tài chính 05 năm.
Theo đó, nội dung của kế hoạch tài chính 05 năm địa phương được thực hiện theo quy định tại Điều 17 nêu trên.
Việc thẩm tra kế hoạch tài chính 05 năm địa phương bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 31/2017/NĐ-CP về nội dung thẩm tra kế hoạch tài chính 05 năm địa phương như sau:
Nội dung thẩm tra
Ban kinh tế - ngân sách (Ban kinh tế - xã hội) của Hội đồng nhân dân chủ trì xem xét, thẩm tra các báo cáo do Ủy ban nhân dân trình Thường trực Hội đồng nhân dân, Hội đồng nhân dân cùng cấp về tài chính - ngân sách sau:
1. Thẩm tra kế hoạch tài chính 05 năm địa phương:
a) Thẩm tra kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu về tài chính - ngân sách địa phương 05 năm giai đoạn trước; tình hình và kết quả thực hiện các cơ chế, chính sách, các chủ trương, định hướng lớn về tài chính - ngân sách nhà nước;
b) Thẩm tra mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể về tài chính - ngân sách nhà nước; các định hướng lớn về tài chính, ngân sách nhà nước; số thu và cơ cấu thu nội địa, thu dầu thô, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, số chi và cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi trả nợ, chi thường xuyên; định hướng về bội chi ngân sách địa phương; tổng mức vay của ngân sách địa phương, dư nợ vay và trả nợ của địa phương, tỷ lệ dư nợ so với giới hạn vay nợ của địa phương; danh mục các dự án, công trình, tổng mức vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước; các giải pháp chủ yếu để thực hiện kế hoạch tài chính 05 năm địa phương giai đoạn sau;
c) Thẩm tra sự cần thiết, tác động đến tình hình kinh tế - xã hội và việc đảm bảo an toàn nợ công trong trường hợp phải lập lại hoặc điều chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm địa phương (nếu có).
...
Như vậy, việc thẩm tra kế hoạch tài chính 05 năm địa phương bao gồm những nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 9 nêu trên.
Trong đó có thẩm tra kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu về tài chính - ngân sách địa phương 05 năm giai đoạn trước; tình hình và kết quả thực hiện các cơ chế, chính sách, các chủ trương, định hướng lớn về tài chính - ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?