Việc kiến nghị về quy định hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải thông qua phiếu lấy ý kiến chỉ được thực hiện khi nào?
- Kiến nghị quy định hành chính về giao thông vận tải là như thế nào?
- Cá nhân có thể kiến nghị về quy định hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải thông qua phiếu lấy ý kiến không?
- Việc kiến nghị về quy định hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải thông qua phiếu lấy ý kiến chỉ được thực hiện khi nào?
Kiến nghị quy định hành chính về giao thông vận tải là như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Thông tư 18/2022/TT-BGTVT có định nghĩa như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quy định hành chính về giao thông vận tải là những quy định về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh và đời sống nhân dân, thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật.
2. Phản ánh là việc cá nhân, tổ chức có ý kiến với Bộ Giao thông vận tải về những vấn đề liên quan đến quy định hành chính về giao thông vận tải, bao gồm: những vướng mắc cụ thể trong thực hiện; sự không hợp pháp, không hợp lý, không đồng bộ, không thống nhất với hệ thống pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và những vấn đề khác.
3. Kiến nghị là việc cá nhân, tổ chức có phản ánh với Bộ Giao thông vận tải theo quy định tại khoản 2 Điều này và đề xuất phương án xử lý hoặc có sáng kiến ban hành mới quy định hành chính về giao thông vận tải liên quan đến hoạt động kinh doanh, đời sống nhân dân.
4. Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị (sau đây gọi là Hệ thống thông tin) là hệ thống thông tin điện tử có chức năng hỗ trợ việc tiếp nhận, xử lý và công khai kết quả xử lý các phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính của cá nhân, tổ chức.
Theo đó, kiến nghị quy định hành chính về giao thông vận tải là việc cá nhân, tổ chức có phản ánh với Bộ Giao thông vận tải những vướng mắc cụ thể trong thực hiện; sự không hợp pháp, không hợp lý, không đồng bộ, không thống nhất với hệ thống pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và những vấn đề khác.
Bên cạnh đó, cá nhân, tổ chức sẽ đề xuất phương án xử lý hoặc có sáng kiến ban hành mới quy định hành chính về giao thông vận tải liên quan đến hoạt động kinh doanh, đời sống nhân dân.
Việc kiến nghị về quy định hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải thông qua phiếu lấy ý kiến chỉ được thực hiện khi nào? (Hình từ Internet)
Cá nhân có thể kiến nghị về quy định hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải thông qua phiếu lấy ý kiến không?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 18/2022/TT-BGTVT quy định về hình thức phản ánh kiến nghị như sau:
Hình thức phản ánh, kiến nghị và yêu cầu đối với phản ánh, kiến nghị
1. Các hình thức phản ánh, kiến nghị
a) Phản ánh, kiến nghị bằng văn bản;
b) Phản ánh, kiến nghị bằng điện thoại;
c) Phản ánh, kiến nghị thông qua Phiếu lấy ý kiến;
d) Phản ánh, kiến nghị trực tiếp;
đ) Thông điệp dữ liệu được gửi qua thư điện tử của cơ quan tiếp nhận (địa chỉ thư điện tử: [email protected]), Cổng Thông tin điện tử của Bộ Giao thông vận tải (địa chỉ truy cập: https://www.mt.gov.vn), Cổng Dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử Bộ Giao thông vận tải (địa chỉ truy cập: https:/dichvucong.mt.gov.vn, mục Phản ánh, kiến nghị) hoặc Cổng Dịch vụ công quốc gia (địa chỉ truy cập: https:/dichvucong.gov.vn, mục Phản ánh, kiến nghị).
...
Như vậy, cá nhân có thể kiến nghị về quy định hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải thông qua phiếu lấy ý kiến.
Việc kiến nghị về quy định hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải thông qua phiếu lấy ý kiến chỉ được thực hiện khi nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 6 Thông tư 18/2022/TT-BGTVT quy định về yêu cầu đối với cá nhân khi phản ánh quy định hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải như sau:
Hình thức phản ánh, kiến nghị và yêu cầu đối với phản ánh, kiến nghị
...
3. Yêu cầu đối với phản ánh, kiến nghị bằng điện thoại
a) Cá nhân, tổ chức phản ánh, kiến nghị bằng điện thoại qua số điện thoại đường dây nóng 024.32151184 (trường hợp phản ánh, kiến nghị từ nước ngoài, gọi theo số 0084.2432151184) của Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính trực thuộc Văn phòng Bộ Giao thông vận tải;
b) Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt;
c) Trình bày rõ nội dung phản ánh, kiến nghị;
d) Thông báo tên, địa chỉ, số điện thoại (hoặc địa chỉ thư tín khi cần liên hệ) của cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị.
4. Yêu cầu đối với phản ánh, kiến nghị thông qua Phiếu lấy ý kiến
Hình thức này chỉ áp dụng khi các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải muốn lấy ý kiến của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính cụ thể. Việc gửi Phiếu lấy ý kiến có thể thực hiện thông qua một hoặc nhiều hình thức như:
a) Gửi công văn lấy ý kiến;
b) Lấy ý kiến qua phương tiện thông tin đại chúng;
c) Gửi thông điệp dữ liệu qua mạng thông tin điện tử (thư điện tử, Chuyên mục “Góp ý” trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giao thông vận tải).
...
Theo quy định trên thì việc kiến nghị về quy định hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải thông qua phiếu lấy ý kiến chỉ được thực hiện khi các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải muốn lấy ý kiến của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính cụ thể.
Việc gửi Phiếu lấy ý kiến có thể thực hiện thông qua một hoặc nhiều hình thức như:
(1) Gửi công văn lấy ý kiến;
(2) Lấy ý kiến qua phương tiện thông tin đại chúng;
(3) Gửi thông điệp dữ liệu qua mạng thông tin điện tử (thư điện tử, Chuyên mục “Góp ý” trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giao thông vận tải).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?