Việc kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ trong công tác bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa thực hiện như thế nào?
Phương án kỹ thuật công tác bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa thực hiện như thế nào?
Đường thủy nội địa là luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thuỷ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải theo khoản 4 Điều 3 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004.
Căn cứ theo tiết 7.1.2 tiểu mục 7.1 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11392:2017 quy định về trình tự thực hiện phương án kỹ thuật công tác bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ như sau:
Nội dung, trình tự, yêu cầu và quy định về quản lý chất lượng trong công tác bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ
7.1 Phương án kỹ thuật công tác bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ
7.1.1 Mục đích
Xây dựng phương án kỹ thuật bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ.
7.1.2 Trình tự thực hiện
- Lập phương án bố trí báo hiệu;
- Lập khối lượng bảo dưỡng thường xuyên theo mẫu tại Phụ lục H cho các tuyến sông, kênh trên cơ sở phương án bố trí báo hiệu được phê duyệt;
- Xây dựng phương án kỹ thuật, giá (dự toán) bảo dưỡng thường xuyên trên cơ sở khối lượng, định ngạch, định mức đối với từng loại sông, kênh.
7.1.3 Yêu cầu và quy định
- Xác định các vị trí báo hiệu cần thay đổi, bổ sung;
- Sơ họa các vị trí luồng thay đổi so với phương án cũ;
- Phương án báo hiệu được bố trí đủ, phù hợp với thực tế diễn biến luồng; đảm bảo theo tiêu chuẩn bố trí báo hiệu và phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Bố trí đủ báo hiệu theo các tình huống trên tuyến luồng;
+ Đảm bảo được tầm nhìn cho phương tiện đi lại;
- Hồ sơ phương án bố trí báo hiệu bao gồm:
+ Sơ đồ bố trí báo hiệu;
+ Thuyết minh phương án bố trí báo hiệu;
+ Tổng hợp khối lượng báo hiệu.
- Phương án kỹ thuật bảo dưỡng thường xuyên được xây dựng theo phương án báo hiệu, định ngạch, định mức phù hợp với từng loại sông, kênh;
- Hồ sơ phương án kỹ thuật bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ gồm:
+ Phương án bố trí báo hiệu;
+ Hồ sơ phương án kỹ thuật, dự toán bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ.
- Phương án kỹ thuật bảo dưỡng thường xuyên được thẩm định phê duyệt trước khi triển khai thực hiện hiện trường.
...
Theo quy định trên, phương án kỹ thuật công tác bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa thực hiện như sau:
- Lập phương án bố trí báo hiệu;
- Lập khối lượng bảo dưỡng thường xuyên theo mẫu tại Phụ lục H cho các tuyến sông, kênh trên cơ sở phương án bố trí báo hiệu được phê duyệt;
- Xây dựng phương án kỹ thuật, giá (dự toán) bảo dưỡng thường xuyên trên cơ sở khối lượng, định ngạch, định mức đối với từng loại sông, kênh.
Kiểm tra thường xuyên trong công tác bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa (Hình từ Internet)
Việc kiểm tra thường xuyên trong công tác bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo tiết 7.2.1 tiểu mục 7.2 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11392:2017 quy định về kiểm tra thường xuyên trong công tác bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ như sau:
Nội dung, trình tự, yêu cầu và quy định về quản lý chất lượng trong công tác bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ
...
7.2 Kiểm tra trong công tác bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ
7.2.1 Kiểm tra thường xuyên
- Lập hệ thống quản lý chất lượng, mục tiêu, chính sách đảm bảo chất lượng theo phương án kỹ thuật bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ;
- Tổ chức kiểm tra thường xuyên tuyến theo phương án kỹ thuật, phương án báo hiệu, định mức, định ngạch quy định và điều kiện thực tế:
+ Kiểm tra diễn biến luồng theo cấp kỹ thuật đã công bố B, h, R, T;
+ Kiểm tra báo hiệu trên tuyến theo phương án báo hiệu; báo hiệu bố trí phù hợp với diễn biến của luồng tàu chạy, đầy đủ các tình huống trên tuyến, bố trí báo hiệu đúng kỹ thuật, đảm bảo tầm nhìn, không nghiêng đổ, màu sắc sáng rõ, ánh sáng đèn tín hiệu bảo đảm theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu ĐTNĐ Việt Nam;
+ Kiểm tra về bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên tuyến: sự cố trên tuyến; biện pháp đảm bảo ATGT, khắc phục sự cố; lập hồ sơ quản lý và lưu trữ hồ sơ;
+ Kiểm tra những công trình mới phát sinh trong phạm vi bảo vệ luồng (cảng, bến thủy nội địa, cầu, cống, đường dây điện, đường ống, kè, đập...); phát hiện những thay đổi của bãi cạn, vật chướng ngại; hư hỏng đột xuất các công trình phụ trợ có thể gây mất an toàn giao thông trên tuyến;
+ Kết hợp làm các công việc nghiệp vụ bảo dưỡng thường xuyên tại hiện trường.
- Khi phát hiện những thay đổi trong phạm vi bảo vệ luồng có thể gây mất an toàn giao thông cần có ngay một số biện pháp:
+ Có giải pháp khắc phục tại chỗ;
+ Có biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến luồng;
+ Lập báo cáo và đề xuất phương án giải quyết.
- Kiểm tra nội vụ, chế độ thông tin, báo cáo: thông báo luồng lạch kịp thời, sát với diễn biến luồng; hệ thống sổ nghiệp vụ; chế độ báo cáo thường xuyên và đột xuất; phương tiện luôn trong trạng thái sẵn sàng hoạt động tốt;
- Kiểm tra thường xuyên không quy định lập biên bản; sau khi kiểm tra ghi chép vào hệ thống sổ nghiệp vụ;
- Tổng hợp, lập báo cáo những tình huống phát sinh trong phạm vi bảo vệ luồng; diễn biến thay đổi bãi cạn, vật chướng ngại và các hư hỏng báo hiệu, công trình phụ trợ.
Theo đó, kiểm tra thường xuyên trong công tác bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa là lập hệ thống quản lý chất lượng, mục tiêu, chính sách đảm bảo chất lượng theo phương án kỹ thuật bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ;
- Tổ chức kiểm tra thường xuyên tuyến theo phương án kỹ thuật, phương án báo hiệu, định mức, định ngạch quy định và điều kiện thực tế trên;
- Khi phát hiện những thay đổi trong phạm vi bảo vệ luồng có thể gây mất an toàn giao thông cần có ngay một số biện pháp cụ thể nêu trên;
- Kiểm tra nội vụ, chế độ thông tin, báo cáo: thông báo luồng lạch kịp thời, sát với diễn biến luồng; hệ thống sổ nghiệp vụ; chế độ báo cáo thường xuyên và đột xuất; phương tiện luôn trong trạng thái sẵn sàng hoạt động tốt;
- Kiểm tra thường xuyên không quy định lập biên bản; sau khi kiểm tra ghi chép vào hệ thống sổ nghiệp vụ;
- Tổng hợp, lập báo cáo những tình huống phát sinh trong phạm vi bảo vệ luồng; diễn biến thay đổi bãi cạn, vật chướng ngại và các hư hỏng báo hiệu, công trình phụ trợ.
Trong công tác bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa kiểm tra định kỳ như thế nào?
Căn cứ theo tiết 7.2.2 tiểu mục 7.2 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11392:2017 quy định về kiểm tra định kỳ trong công tác bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa như sau:
Nội dung, trình tự, yêu cầu và quy định về quản lý chất lượng trong công tác bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ
...
7.2 Kiểm tra trong công tác bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ
...
7.2.2 Kiểm tra định kỳ: định kỳ tiến hành kiểm tra công tác nội nghiệp, tuyến luồng và công tác hiện trường thực hiện bảo dưỡng thường xuyên theo phương án kỹ thuật, phương án báo hiệu được duyệt.
- Kiểm tra công tác nội nghiệp:
+ Kiểm tra công tác nghiệp vụ tại đơn vị thực hiện bảo dưỡng thường xuyên về thực hiện chế độ thông tin báo cáo, phương tiện, thiết bị;
+ Kiểm tra các hồ sơ, sổ nghiệp vụ, bảng biểu (nhật ký kiểm tra tuyến, nhật ký phương tiện, ...) của đơn vị thực hiện bảo dưỡng thường xuyên;
+ Kiểm tra kế hoạch triển khai công tác bảo dưỡng thường xuyên kỳ kế tiếp của đơn vị thực hiện bảo dưỡng thường xuyên.
- Kiểm tra tuyến luồng và công tác hiện trường thực hiện như nội dung của tiêu chuẩn này, ngoài ra:
+ Kiểm tra việc thực hiện khối lượng công tác bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa hoàn thành trong kỳ theo phương án kỹ thuật;
+ Kiểm tra những thay đổi trong phạm vi bảo vệ luồng có thể gây mất an toàn giao thông theo báo cáo của đơn vị thực hiện bảo dưỡng thường xuyên;
+ Kiểm tra việc bảo đảm giao thông trên luồng, tuyến.
- Sau kiểm tra phải lập biên bản kiểm tra thực hiện bảo dưỡng thường xuyên trong kỳ của đơn vị thực hiện bảo dưỡng thường xuyên theo mẫu tại Phụ lục A.
Theo đó, kiểm tra định kỳ là định kỳ tiến hành kiểm tra công tác nội nghiệp, tuyến luồng và công tác hiện trường thực hiện bảo dưỡng thường xuyên theo phương án kỹ thuật, phương án báo hiệu được duyệt.
Việc kiểm tra định kỳ công tác bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa được quy định cụ thể như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết mẫu hợp đồng lao động thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ? Tải về mẫu hợp đồng lao động?
- Mẫu thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 bằng tiếng việt và tiếng anh đầy đủ, chi tiết nhất? Tải mẫu ở đâu?
- Thay đổi vốn điều lệ có phải nộp lại tờ khai thuế môn bài không? Đối tượng nộp thuế môn bài là ai?
- Gợi ý quà tết cho công nhân? Những món quà tết cho công nhân ý nghĩa? Người lao động được nghỉ Tết Nguyên đán mấy ngày?
- Mẫu đề cương đánh giá an toàn công trình mới nhất? Đề cương đánh giá an toàn công trình phải được lập như thế nào?