Việc kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm nghiệp vụ trong ngành Hải quan có được thực hiện khi công chức cố tình áp sai mã số hàng hóa hay không?
- Việc kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm nghiệp vụ trong ngành Hải quan có được thực hiện khi công chức cố tình áp sai mã số hàng hóa hay không?
- Thông tin phản ánh hoạt động công vụ của công chức được thu thập từ những nguồn nào?
- Các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan phải làm gì khi tiếp nhận thông tin phản ánh dấu hiệu vi phạm?
Việc kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm nghiệp vụ trong ngành Hải quan có được thực hiện khi công chức cố tình áp sai mã số hàng hóa hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Quy chế kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm nghiệp vụ trong ngành Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 4273/QĐ-TCHQ năm 2017 quy định về căn cứ tiến hành kiểm tra như sau:
Căn cứ tiến hành kiểm tra
1. Việc kiểm tra được tiến hành khi có thông tin phản ánh hoạt động công vụ của cán bộ, công chức, viên chức:
...
1.7. Lợi dụng chức trách, thẩm quyền và thông tin liên quan đến công vụ để chiếm đoạt tiền bạc, tài sản của nhà nước, cá nhân và mưu lợi cá nhân.
1.8. Chấp nhận việc khai báo không đầy đủ các thông tin về hàng hóa dẫn tới khai sai tên hàng, mã số, mức thuế suất và trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu làm thiếu số thuế phải nộp.
1.9. Yêu cầu người khai hải quan nộp, xuất trình các chứng từ không nằm trong quy định của pháp luật.
1.10. Chấp nhận hồ sơ hải quan không đầy đủ, các chứng từ có mâu thuẫn, bất hợp lý của người khai hải quan dẫn đến việc xác định sai về chính sách mặt hàng, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
1.11. Thỏa thuận về mã số hàng hóa, mức thuế suất, trị giá hải quan để làm sai lệch số tiền thuế phải nộp nhằm mục đích vụ lợi.
1.12. Cố tình áp sai mã số hàng hóa, mức thuế suất đối với những hàng hóa có thông báo kết quả xác định trước mã số, thông báo kết quả phân tích, phân loại của lô hàng đã được thông quan trước đó.
1.13. Không đánh dấu nghi vấn đối với mặt hàng có trị giá khai báo thấp hơn mức giá tham chiếu của hàng hóa giống hệt, tương tự trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá, cơ sở dữ liệu trên hệ thống thông tin quản lý dữ liệu giá tính thuế, kết quả kiểm tra sau thông quan về trị giá hoặc chấp nhận trị giá khai báo nhưng không đủ cơ sở, không thực hiện đúng thủ tục kiểm tra, xác định trị giá hải quan.
...
Như vậy, việc kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm nghiệp vụ trong ngành Hải quan được tiến hành khi có thông tin phản ánh hoạt động công vụ của công chức cố tình áp sai mã số hàng hóa đối với những hàng hóa có thông báo kết quả xác định trước mã số, thông báo kết quả phân tích, phân loại của lô hàng đã được thông quan trước đó.
Việc kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm nghiệp vụ trong ngành Hải quan có được thực hiện khi công chức cố tình áp sai mã số hàng hóa hay không? (Hình từ Internet)
Thông tin phản ánh hoạt động công vụ của công chức được thu thập từ những nguồn nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Quy chế kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm nghiệp vụ trong ngành Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 4273/QĐ-TCHQ năm 2017 quy định về căn cứ tiến hành kiểm tra như sau:
Căn cứ tiến hành kiểm tra
...
1.40. Khi có thông tin cán bộ, công chức không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy trình nghiệp vụ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; hành lý xuất cảnh, nhập cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh có dấu hiệu buôn lậu, vận chuyển trái phép, gian lận thương mại, vi phạm chính sách quản lý mặt hàng, chính sách thuế.
2. Theo sự chỉ đạo của Lãnh đạo cấp có thẩm quyền (Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố).
3. Thông tin tại Khoản 1 Điều này được thu thập từ các nguồn: Đường dây nóng; khiếu nại, tố cáo; thông tin nghiệp vụ hải quan qua kết quả theo dõi giám sát, phân tích thông tin trên hệ thống và kiểm tra giám sát nội bộ tại hải quan các cấp; hoạt động giám sát trực tuyến trong ngành hải quan; phản ánh của tổ chức, quần chúng nhân dân, các cơ quan hữu quan, phương tiện thông tin đại chúng và các nguồn thông tin khác.
Như vậy, theo quy định thì thông tin phản ánh hoạt động công vụ của công chức được thu thập từ những nguồn sau:
(1) Đường dây nóng;
(2) Khiếu nại, tố cáo;
(3) Thông tin nghiệp vụ hải quan qua kết quả theo dõi giám sát, phân tích thông tin trên hệ thống và kiểm tra giám sát nội bộ tại hải quan các cấp;
(4) Hoạt động giám sát trực tuyến trong ngành hải quan;
(5) Phản ánh của tổ chức, quần chúng nhân dân, các cơ quan hữu quan, phương tiện thông tin đại chúng và các nguồn thông tin khác.
Các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan phải làm gì khi tiếp nhận thông tin phản ánh dấu hiệu vi phạm?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Quy chế kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm nghiệp vụ trong ngành Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 4273/QĐ-TCHQ năm 2017 quy định như sau:
Trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện khi tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh dấu hiệu vi phạm
1. Đối với cấp Tổng cục Hải quan
a) Các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan: Vụ Thanh tra - Kiểm tra, Vụ Pháp chế, Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Thuế xuất nhập khẩu, Cục Giám sát quản lý về hải quan và Cục Quản lý rủi ro khi tiếp nhận thông tin phản ánh dấu hiệu vi phạm phải khẩn trương lập kế hoạch trình Lãnh đạo Tổng cục phê duyệt để triển khai thực hiện. Đối với các đơn vị còn lại khi có thông tin phản ánh dấu hiệu vi phạm thì báo cáo Lãnh đạo Tổng cục giao Vụ Thanh tra - Kiểm tra đề xuất biện pháp triển khai, thực hiện.
b) Sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh dấu hiệu vi phạm, thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan xét thấy chưa cần thiết phải thành lập Đoàn kiểm tra, thì báo cáo Lãnh đạo Tổng cục Hải quan chuyển thông tin phản ánh đó đến các đơn vị có trách nhiệm xử lý. Chậm nhất sau 03 ngày làm việc kể từ ngày xử lý xong, các đơn vị phải báo cáo kết quả về Tổng cục Hải quan (qua Vụ Thanh tra - Kiểm tra).
...
Như vậy, theo quy định thì các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan khi tiếp nhận thông tin phản ánh dấu hiệu vi phạm phải khẩn trương lập kế hoạch trình Lãnh đạo Tổng cục phê duyệt để triển khai thực hiện.
Đối với các đơn vị còn lại khi có thông tin phản ánh dấu hiệu vi phạm thì báo cáo Lãnh đạo Tổng cục giao Vụ Thanh tra - Kiểm tra đề xuất biện pháp triển khai, thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Noel là ngày gì? Noel là ngày 24 hay 25? Lễ Giáng sinh người lao động có được nghỉ làm để đi chơi Noel không?
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?