Việc kiểm tra hoạt động đấu thầu theo phương thức yêu cầu kiểm tra dựa trên những nội dung gì? Khi nào thì áp dụng phương thức yêu cầu kiểm tra?
Phương thức yêu cầu báo cáo hoạt động đấu thầu được áp dụng trong những trường hợp nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT quy định về phương thức kiểm tra hoạt động đấu thầu như sau:
Phương thức kiểm tra
1. Kiểm tra trực tiếp được tiến hành thông qua việc cơ quan kiểm tra thành lập đoàn kiểm tra để tiến hành kiểm tra trực tiếp tại cơ sở của đơn vị được kiểm tra. Kiểm tra trực tiếp là phương thức được áp dụng chủ yếu trong việc kiểm tra hoạt động đấu thầu.
2. Yêu cầu báo cáo được tiến hành thông qua việc cơ quan kiểm tra yêu cầu đơn vị được kiểm tra báo cáo bằng văn bản về nội dung cần kiểm tra. Yêu cầu báo cáo là phương thức áp dụng chủ yếu trong các vụ việc cụ thể phục vụ việc chỉ đạo Điều hành kịp thời của người đứng đầu cơ quan các cấp theo thẩm quyền.
3. Căn cứ nhiệm vụ cụ thể, một cuộc kiểm tra có thể được thực hiện theo một hoặc kết hợp cả hai phương thức kiểm tra nêu trên.
Theo quy định thì phương yêu cầu báo cáo hoạt động đấu thầu được tiến hành thông qua việc cơ quan kiểm tra yêu cầu đơn vị được kiểm tra báo cáo bằng văn bản về nội dung cần kiểm tra.
Yêu cầu báo cáo là phương thức áp dụng chủ yếu trong các vụ việc cụ thể phục vụ việc chỉ đạo Điều hành kịp thời của người đứng đầu cơ quan các cấp theo thẩm quyền.
Có thể áp dụng cùng lúc phương pháp yêu cầu báo cáo và phương pháp kiểm tra trực tiếp để kiểm tra hoạt động đấu thầu.
Việc kiểm tra hoạt động đấu thầu theo phương thức yêu cầu kiểm tra dựa trên những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Việc kiểm tra hoạt động đấu thầu theo phương thức yêu cầu kiểm tra dựa trên những nội dung gì?
Căn cứ Điều 20 Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT việc kiểm tra hoạt động đấu thầu theo phương thức yêu cầu kiểm tra dựa trên những nội dung sau
(1) Mục đích, yêu cầu báo cáo;
(2) Phạm vi và nội dung báo cáo;
(3) Đề cương yêu cầu báo cáo;
(4) Thời hạn nộp báo cáo của đơn vị được kiểm tra;
(5) Trách nhiệm của đơn vị được kiểm tra;
(6) Các nội dung khác có liên quan.
Đồng thời theo Điều 21 Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT thì căn cứ báo cáo của đơn vị được kiểm tra, đơn vị chủ trì kiểm tra thực hiện thu thập, nghiên cứu, phân tích, đánh giá các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung yêu cầu báo cáo; tiến hành xác minh các thông tin, tài liệu khi cần thiết.
Trong quá trình kiểm tra hoạt động đấu thầu, đơn vị chủ trì kiểm tra có thể trao đổi với đơn vị được kiểm tra (nếu cần thiết).
Dự thảo Kết luận kiểm tra hoạt động đấu thầu theo phương thức yêu cầu báo cáo được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 23 Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT quy định về kết luật kiểm tra hoạt động đấu thầu như sau:
Kết luận kiểm tra
Đơn vị chủ trì kiểm tra dự thảo Kết luận kiểm tra theo quy định tại Điều 19 Thông tư này trình người đứng đầu cơ quan kiểm tra xem xét, phê duyệt.
Dẫn chiếu Điều 19 Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT quy định về kết luận kiểm tra như sau:
Kết luận kiểm tra
1. Trên cơ sở Báo cáo kiểm tra, Đoàn kiểm tra dự thảo Kết luận kiểm tra theo Mẫu số 8A đối với nội dung kiểm tra về lựa chọn nhà thầu, Mẫu số 8B đối với nội dung kiểm tra về lựa chọn nhà đầu tư Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này để trình người đứng đầu cơ quan kiểm tra xem xét, phê duyệt.
2. Kết luận kiểm tra được gửi cho đơn vị được kiểm tra và cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị được kiểm tra (nếu có) và các đơn vị có liên quan (nếu cần thiết).
3. Trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu, tùy theo mức độ vi phạm, người đứng đầu cơ quan kiểm tra quyết định biện pháp xử lý ngay trong Kết luận kiểm tra hoặc đề nghị chuyển hồ sơ, tài liệu cho cơ quan thanh tra hoặc cơ quan Điều tra đối với trường hợp cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật về hình sự để xử lý theo quy định.
Theo đó, tùy và trường hợp mà đơn vị chủ trì kiểm tra dự thảo sẽ tiến hành lập dự thảo Kết luận kiểm tra hoạt động đấu thầu cho phù hợp, cụ thế:
(1) Nếu áp dụng phương thức yêu cầu báo cáo để kiểm tra về lựa chọn nhà thầu thì lập dự thảo Kết luận kiểm tra theo Mẫu số 8A ban hành kèm theo Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT. TẢI VỀ
(2) Nếu áp dụng phương thức yêu cầu báo cáo để kiểm tra về lựa chọn nhà đầu tư thì lập dự thảo Kết luận kiểm tra theo Mẫu số 8B ban hành kèm theo Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT. TẢI VỀ
Đơn vị chủ trì kiểm tra dự thảo lập dự thảo Kết luận kiểm tra và trình người đứng đầu cơ quan kiểm tra xem xét, phê duyệt.
Trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu, tùy theo mức độ vi phạm, người đứng đầu cơ quan kiểm tra quyết định biện pháp xử lý ngay trong Kết luận kiểm tra hoặc đề nghị chuyển hồ sơ, tài liệu cho cơ quan thanh tra hoặc cơ quan Điều tra đối với trường hợp cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật về hình sự để xử lý theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?