Việc kiểm tra công tác cán bộ được thực hiện bởi những cơ quan, đơn vị nào? Cơ quan có thẩm quyền thực hiện kiểm tra công tác cán bộ có những quyền hạn gì?
- Việc kiểm tra công tác cán bộ được thực hiện bởi những cơ quan, đơn vị nào?
- Đối tượng được kiểm tra công tác cán bộ gồm những đối tượng nào theo quy định của pháp luật?
- Việc kiểm tra công tác cán bộ được thực hiện theo phương pháp nào?
- Cơ quan có thẩm quyền thực hiện kiểm tra công tác cán bộ có những quyền hạn gì?
Việc kiểm tra công tác cán bộ được thực hiện bởi những cơ quan, đơn vị nào?
Căn cứ Điều 4 Quy định 179-QĐ/TW năm 2019 quy định về chủ thể thực hiện kiểm tra, giám sát như sau:
Chủ thể kiểm tra, giám sát
Chi bộ, đảng ủy bộ phận, ban thường vụ đảng ủy cơ sở, đảng ủy cơ sở; cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy từ cấp trên cơ sở trở lên; Ủy ban kiểm tra; các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy.
Ban cán sự đảng, đảng đoàn (lãnh đạo kiểm tra).
Theo đó, việc kiểm tra công tác cán bộ được thực hiện bởi Chi bộ, đảng ủy bộ phận, ban thường vụ đảng ủy cơ sở, đảng ủy cơ sở; cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy từ cấp trên cơ sở trở lên; Ủy ban kiểm tra; các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy.
Vai trò lãnh đạo kiểm tra công tác cán bộ thuộc về Ban cán sự đảng, đảng đoàn.
Kiểm tra công tác cán bộ (Hình từ Internet)
Đối tượng được kiểm tra công tác cán bộ gồm những đối tượng nào theo quy định của pháp luật?
Căn cứ Điều 5 Quy định 179-QĐ/TW năm 2019 quy định về đối tượng được kiểm tra công tác cán bộ như sau:
Đối tượng kiểm tra, giám sát
1. Đối với tổ chức đảng
Tổ chức đảng cấp dưới (cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, thường trực cấp ủy, Ủy ban kiểm tra, các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy, các ban cán sự đảng, đảng đoàn, chi ủy và chi bộ) có thẩm quyền quản lý, sử dụng cán bộ.
2. Đối với cán bộ, đảng viên
Cấp ủy viên các cấp, thành viên ban cán sự đảng, đảng đoàn, cán bộ thuộc diện cấp ủy quản lý theo phân cấp quản lý cán bộ; trước hết là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quyết định, quản lý, sử dụng cán bộ và cán bộ, đảng viên tham mưu về công tác cán bộ.
Theo đó, đối với tổ chức đảng thì đối tượng được kiểm tra công tác cán bộ gồm tổ chức đảng cấp dưới (cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, thường trực cấp ủy, Ủy ban kiểm tra, các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy, các ban cán sự đảng, đảng đoàn, chi ủy và chi bộ) có thẩm quyền quản lý, sử dụng cán bộ.
Đối với cán bộ, đảng viên thì đối tượng được kiểm tra công tác gồm cấp ủy viên các cấp, thành viên ban cán sự đảng, đảng đoàn, cán bộ thuộc diện cấp ủy quản lý theo phân cấp quản lý cán bộ;
Trước hết là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quyết định, quản lý, sử dụng cán bộ và cán bộ, đảng viên tham mưu về công tác cán bộ.
Việc kiểm tra công tác cán bộ được thực hiện theo phương pháp nào?
Căn cứ Điều 10 Quy định 179-QĐ/TW năm 2019 quy định về phương pháp kiểm tra công tác cán bộ như sau:
Phương pháp kiểm tra
1. Xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra định kỳ, trong đó có nội dung kiểm tra về cán bộ và công tác cán bộ để lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra (đối với cấp ủy các cấp) và thực hiện kiểm tra.
2. Các tổ chức đảng tiến hành kiểm tra theo quy trình kiểm tra của cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp.
3. Kết hợp công tác kiểm tra với công tác tư tưởng, tổ chức, bảo vệ chính trị nội bộ, tự phê bình và phê bình; kết hợp kiểm tra định kỳ hằng năm với kiểm điểm theo quy chế đánh giá cán bộ. Nếu phát hiện có vi phạm thì cấp ủy chỉ đạo xem xét, kết luận và xử lý kỷ luật theo thẩm quyền.
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra công tác cán bộ phải tiến hành xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra công tác định kỳ, trong đó có nội dung kiểm tra về cán bộ và công tác cán bộ để lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra (đối với cấp ủy các cấp) và thực hiện kiểm tra.
Đối với các tổ chức đảng thì phải tiến hành kiểm tra theo quy trình kiểm tra của cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp.
Khi thực hiện kế hoạch kiểm tra công tác cán bộ, các cơ quan có thẩm quyền có thể kết hợp với công tác tư tưởng, tổ chức, bảo vệ chính trị nội bộ, tự phê bình và phê bình hoặc kết hợp kiểm tra định kỳ hằng năm với kiểm điểm theo quy chế đánh giá cán bộ.
Trường hợp trong quá trình kiểm tra công tác mà phát hiện có vi phạm thì cấp ủy chỉ đạo xem xét, kết luận và xử lý kỷ luật theo thẩm quyền.
Cơ quan có thẩm quyền thực hiện kiểm tra công tác cán bộ có những quyền hạn gì?
Theo Điều 11 Quy định 179-QĐ/TW năm 2019 quy định về thẩm quyền của chủ thể kiểm tra thì cơ quan thực hiện kế hoạch kiểm tra công tác cán bộ có một số thẩm quyền sau
- Quyết định theo thẩm quyền hoặc đề nghị, yêu cầu hủy bỏ, thu hồi các quyết định không đúng về công tác cán bộ.
- Đề nghị cấp ủy quản lý cán bộ xem xét, cân nhắc, bố trí công việc khác cho phù hợp đối với cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái, cơ hội chính trị, tham nhũng, tiêu cực, uy tín giảm sút dù cơ quan chức năng chưa kết luận được.
- Được yêu cầu tạm dừng việc thực hiện các nội dung trong công tác cán bộ đối với cán bộ, đảng viên có dấu hiệu vi phạm.
- Thực hiện thẩm quyền kiểm tra, xem xét, xử lý theo quy định của Đảng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tinh gọn bộ máy cấp huyện: Thay thế những người kém năng lực không hoàn thành nhiệm vụ theo Nghị quyết 18?
- Tổng hợp mẫu quyết định cho thôi việc mới nhất 2025? Tải mẫu quyết định cho thôi việc năm 2025?
- Giao 3.212 biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính tỉnh Nghệ An? Tải về phụ lục xem chi tiết?
- Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng?
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?