Việc kiểm định đột xuất về an toàn đập, hồ chứa nước được thực hiện khi nào? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định kiểm định đột xuất?
- Việc kiểm định đột xuất về an toàn đập, hồ chứa nước được thực hiện khi nào?
- Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định kiểm định đột xuất về an toàn đập, hồ chứa nước?
- Nội dung chính kiểm định an toàn đập, hồ chứa nước bao gồm những nội dung nào?
- Trách nhiệm kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi được quy định ra sao?
Việc kiểm định đột xuất về an toàn đập, hồ chứa nước được thực hiện khi nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 18 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định về kiểm định đột xuất như sau:
Kiểm định an toàn đập, hồ chứa nước
...
3. Kiểm định đột xuất
a) Khi phát hiện có hư hỏng, xuống cấp, không đảm bảo an toàn cho đập, hồ chứa nước;
b) Khi cần có cơ sở để quyết định kéo dài thời hạn sử dụng của công trình đối với đập, hồ chứa nước hết tuổi thọ thiết kế hoặc làm cơ sở cho việc sửa chữa, nâng cấp đập, hồ chứa nước;
c) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều này.
...
Theo đó, việc kiểm định đột xuất về an toàn đập, hồ chứa nước được thực hiện khi phát hiện có hư hỏng, xuống cấp, không đảm bảo an toàn cho đập, hồ chứa nước hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bên cạnh đó việc kiểm định đột xuất còn được thực hiện khi cần có cơ sở để quyết định kéo dài thời hạn sử dụng của công trình đối với đập, hồ chứa nước hết tuổi thọ thiết kế hoặc làm cơ sở cho việc sửa chữa, nâng cấp đập, hồ chứa nước.
Đập, hồ chứa nước (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định kiểm định đột xuất về an toàn đập, hồ chứa nước?
Căn cứ khoản 4 Điều 18 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định về kiểm định an toàn đập, hồ chứa nước như sau:
Kiểm định an toàn đập, hồ chứa nước
...
4. Thẩm quyền quyết định kiểm định đột xuất
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định kiểm định đột xuất đập, hồ chứa thủy lợi quan trọng đặc biệt; đập, hồ chứa thủy lợi mà việc khai thác và bảo vệ có liên quan đến 02 tỉnh trở lên;
b) Bộ Công Thương quyết định kiểm định đột xuất đập, hồ chứa thủy điện quan trọng đặc biệt và đập, hồ chứa thủy điện được xây dựng trên địa bàn 02 tỉnh trở lên;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định kiểm định đột xuất đập, hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh, trừ đập, hồ chứa nước quy định tại điểm a, điểm b khoản này.
...
Theo đó, tùy thuộc vào địa bạn, phạm vi của đập, hồ chứa nước mà thẩm quyền quyết định kiểm định đột xuất sẽ thuộc về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Công Thương; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tương ứng theo quy định tại khoản 4 Điều 18 nêu trên.
Nội dung chính kiểm định an toàn đập, hồ chứa nước bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 18 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định về nội dung chính kiểm định an toàn đập, hồ chứa nước như sau:
Kiểm định an toàn đập, hồ chứa nước
...
5. Nội dung chính kiểm định an toàn đập, hồ chứa nước
a) Đối với đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt và lớn: Kiểm tra, phân tích tài liệu quan trắc đập, hồ chứa nước; khảo sát, thăm dò ẩn họa, khuyết tật công trình; kiểm tra tình trạng sạt lở, bồi lắng lòng hồ chứa nước; kiểm tra khả năng xả lũ của hồ chứa nước theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành, tài liệu khí tượng thuỷ văn và thay đổi về lưu vực đã được cập nhật; đánh giá chất lượng và an toàn của đập, hồ chứa nước;
b) Đối với đập, hồ chứa nước vừa, nhỏ: Khảo sát, thăm dò ẩn họa, khuyết tật công trình; kiểm tra tình trạng sạt lở, bồi lắng lòng hồ chứa nước; kiểm tra khả năng xả lũ của hồ chứa nước theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành, tài liệu khí tượng thuỷ văn và các thay đổi về lưu vực đã được cập nhật; đánh giá chất lượng và an toàn của đập, hồ chứa nước.
...
Theo đó, nội dung chính kiểm định an toàn đập, hồ chứa nước bao gồm các nội dung được quy định tại khoản 5 Điều 18 nêu trên.
Trách nhiệm kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi được quy định ra sao?
Căn cứ khoản 6, khoản 7 Điều 18 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi như sau:
Kiểm định an toàn đập, hồ chứa nước
...
6. Trách nhiệm kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi
a) Tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy lợi có trách nhiệm thực hiện kiểm định theo đề cương được phê duyệt;
b) Chủ quản lý đập, hồ chứa thủy lợi thẩm định đề cương, dự toán, kết quả kiểm định, phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình chủ sở hữu đập, hồ chứa nước phê duyệt; gửi kết quả kiểm định đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
7. Chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm tổ chức kiểm định, phê duyệt đề cương và kết quả kiểm định theo quy định của pháp luật; báo cáo kết quả kiểm định về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xây dựng đập, hồ chứa thủy điện và Bộ Công Thương.
...
Theo đó, trách nhiệm kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi được thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 18 nêu trên.
Chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm tổ chức kiểm định, phê duyệt đề cương và kết quả kiểm định theo quy định của pháp luật; báo cáo kết quả kiểm định về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xây dựng đập, hồ chứa thủy điện và Bộ Công Thương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm toán nhà nước làm việc theo chế độ gì? Kế hoạch công tác năm của Kiểm toán nhà nước bao những gì?
- 05 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động của Cảnh sát cơ động? Biện pháp chủ yếu của Cảnh sát cơ động để chống hành vi bạo loạn, khủng bố?
- Tài liệu xác định địa điểm thực hiện dự án dầu khí ở nước ngoài gồm những gì? Có được chuyển nhượng một phần dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Mẫu văn bản đề nghị cấp mới, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới, xe mô tô, xe máy mới nhất?
- Thiết kế xây dựng là gì? Yêu cầu đối với nhà thầu thiết kế xây dựng được pháp luật quy định thế nào?