Việc khám phương tiện trong vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa được thực hiện thế nào? Thành phần tham gia gồm những ai?
Việc khám phương tiện trong vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa được thực hiện thế nào?
Khám phương tiện trong vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa (Hình từ Internet)
Theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 64/2020/TT-BCA thì các phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông phải được tiến hành khám nghiệm và lập Biên bản khám nghiệm phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa theo Mẫu số 08/TNĐT tải về ban hành theo Thông tư 64/2020/TT-BCA tại hiện trường hoặc nơi tạm giữ phương tiện ngay sau khi kết thúc khám nghiệm hiện trường.
Nếu có nhiều phương tiện thì tiến hành khám nghiệm lần lượt từng phương tiện, mỗi phương tiện lập 01 Biên bản khám nghiệm phương tiện.
Tại khoản 4 Điều 11 Thông tư 64/2020/TT-BCA quy định về khám phương tiện trong vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa như sau:
- Đo kích thước chính của phương tiện gồm: Chiều dài lớn nhất, chiều rộng lớn nhất, chiều cao, chiều chìm, chiều cao mạn khô của phương tiện thủy nội địa;
- Đánh giá kết cấu, tình trạng của thân, vỏ phương tiện gồm: Khung xương, vỏ, boong, ca bin, vách ngăn, hầm hàng, sống lái, sống mũi, sống đáy;
- Khám hệ thống thiết bị kỹ thuật của phương tiện: Hệ thống động lực, lái, neo, cứu sinh, cứu hỏa, âm, tín hiệu (âm thanh và ánh sáng), cứu sinh, cứu đắm, thiết bị hàng hải (ra đa, thiết bị ghi nhận hành trình (GPS), thiết bị nhận dạng tàu (AIS), hải đồ điện tử (nếu có), van thông sông;
- Tập trung khám các bộ phận, vị trí có nhiều khả năng là nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn giao thông, xác định vị trí đâm va và điểm đâm va đầu tiên trên phương tiện;
- Kiểm tra, xem xét tỉ mỉ vị trí, chiều hướng và cơ chế hình thành dấu vết, kích thước những dấu vết để lại trên phương tiện (loại trừ những dấu vết phát sinh trong quá trình cứu chữa, trục vớt phương tiện);
- Đo, chụp ảnh vị trí, kích thước dấu vết (có đặt thước tỉ lệ); thu lượm dấu vết, vật mang dấu vết, lấy mẫu so sánh (nếu thấy cần thiết), bảo quản theo đúng quy định.
Thành phần tham gia khám phương tiện trong vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa gồm những ai?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 64/2020/TT-BCA quy định như sau:
Khám nghiệm phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn giao thông
1. Thành phần tham gia khám nghiệm phương tiện thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 9 Thông tư này.
Tại điểm c Điều 9 Thông tư 64/2020/TT-BCA quy định như sau:
Khám nghiệm hiện trường
3. Những việc làm trước khi khám nghiệm hiện trường:
…
c) Xác định thành phần khám nghiệm:
Tùy theo tính chất, mức độ của vụ tai nạn giao thông để mời thành phần khám nghiệm cho phù hợp như: Cán bộ kỹ thuật hình sự; Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Công an xã, phường, thị trấn, Đồn, Trạm nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông; đại diện đơn vị đăng kiểm phương tiện giao thông đường thủy nội địa hoặc cá nhân, tổ chức có chuyên môn (liên quan đến việc khám phương tiện thủy nội địa); đại diện đơn vị quản lý đường thủy nội địa; đại diện đơn vị chuyên môn kỹ thuật liên quan đến công trình thủy, công trình vượt sông; người chứng kiến, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông; đại diện cơ sở, doanh nghiệp (người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực giá, lĩnh vực định giá tài sản) để xác định giá trị thiệt hại ban đầu về tài sản;
Như vậy, căn cứ các quy định trên thì thành phần tham gia khám phương tiện bao gồm:
- Cán bộ kỹ thuật hình sự;
- Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
- Công an xã, phường, thị trấn, Đồn, Trạm nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông;
- Đại diện đơn vị đăng kiểm phương tiện giao thông đường thủy nội địa hoặc cá nhân, tổ chức có chuyên môn (liên quan đến việc khám phương tiện thủy nội địa);
- Đại diện đơn vị quản lý đường thủy nội địa;
- Đại diện đơn vị chuyên môn kỹ thuật liên quan đến công trình thủy, công trình vượt sông;
- Người chứng kiến, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông;
- Đại diện cơ sở, doanh nghiệp (người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực giá, lĩnh vực định giá tài sản) để xác định giá trị thiệt hại ban đầu về tài sản.
Tùy theo tính chất, mức độ của vụ tai nạn giao thông để mời thành phần khám phương tiện cho phù hợp.
Biên bản khám phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn giao thông phải có những nội dung nào?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 11 Thông tư 64/2020/TT-BCA thì Biên bản khám nghiệm phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông phải ghi cụ thể:
Giấy tờ, đặc điểm phương tiện; mô tả các dấu vết; ghi nhận thiệt hại, hư hỏng của phương tiện, ghi nhận việc thu giữ mẫu vật, dấu vết và các thiết bị kỹ thuật của phương tiện: Hệ thống động lực, lái, neo, cứu hỏa, âm, tín hiệu (âm thanh và ánh sáng), cứu sinh, cứu đắm, thiết bị hàng hải (ra đa, thiết bị ghi nhận hành trình (GPS), thiết bị nhận dạng tàu (AIS), hải đồ điện tử (nếu có); van thông sông để phục vụ công tác giám định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 4 1 là ngày gì? 4 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch? Ngày 4 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Mẫu Quyết định phê duyệt E HSMT, hồ sơ mời thầu (webform trên Hệ thống) tại Phụ lục 1C theo Thông tư 22/2024 thay thế Thông tư 06/2024?
- Mẫu dấu thẩm tra phê duyệt thiết kế xây dựng theo Nghị định 15? Nội dung quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng?
- Mẫu thư cảm ơn khách hàng tham gia sự kiện? Thư cảm ơn sau sự kiện là gì? Tại sao cần viết thư cảm ơn sau sự kiện?
- Tổng hợp mẫu báo cáo hóa chất bảng 1, 2, 3 và hóa chất DOC, DOC - PSF mới nhất? Tải mẫu báo cáo hóa chất bảng 1, 2, 3 và hóa chất DOC, DOC - PSF?