Việc khắc phục hậu quả sóng thần gồm những nội dung gì? Kinh phí hỗ trợ khắc phục hậu quả sóng thần từ đâu?
Việc khắc phục hậu quả sóng thần gồm những nội dung gì?
Căn cứ tại Điều 12 Quy chế phòng, chống động đất, sóng thần ban hành kèm theo Quyết định 78/2007/QĐ-TTg năm 2007, có quy định về nội dung khắc phục hậu quả động đất, sóng thần như sau:
Nội dung khắc phục hậu quả động đất, sóng thần
1. Tiếp tục tìm kiếm người mất tích, cứu chữa người bị thương, mai táng người chết.
2. Đánh giá nhanh thiệt hại và nhu cầu cứu trợ khẩn cấp.
3. Bố trí nơi ở tạm cho những người bị mất nhà cửa.
4. Hỗ trợ dịch vụ y tế, phòng, chống dịch bệnh cho khu vực bị ảnh hưởng.
5. Cung cấp lương thực, thực phẩm, nước uống, quần áo và nhu yếu phẩm thiết yếu khác cho người bị thiệt hại.
6. Thu dọn, xử lý vệ sinh môi trường khu vực bị ảnh hưởng.
7. Hỗ trợ nguồn lực để khôi phục nhà ở; các công trình cấp điện, cấp nước, trạm y tế, trường học, giải toả ách tắc giao thông.
8. Hỗ trợ nguồn lực để khôi phục các công trình thuỷ lợi, giao thông, các công trình cơ sở hạ tầng khác, hỗ trợ sản xuất của nhân dân.
9. Đánh giá tổng hợp tình hình, xây dựng kế hoạch khôi phục sản xuất, ổn định đời sống, phát triển kinh tế - xã hội sau thiên tai.
Như vậy, theo quy định trên thì việc khắc phục hậu quả sóng thần gồm những nội dung sau:
- Tiếp tục tìm kiếm người mất tích, cứu chữa người bị thương, mai táng người chết.
- Đánh giá nhanh thiệt hại và nhu cầu cứu trợ khẩn cấp.
- Bố trí nơi ở tạm cho những người bị mất nhà cửa.
- Hỗ trợ dịch vụ y tế, phòng, chống dịch bệnh cho khu vực bị ảnh hưởng.
- Cung cấp lương thực, thực phẩm, nước uống, quần áo và nhu yếu phẩm thiết yếu khác cho người bị thiệt hại.
- Thu dọn, xử lý vệ sinh môi trường khu vực bị ảnh hưởng.
- Hỗ trợ nguồn lực để khôi phục nhà ở; các công trình cấp điện, cấp nước, trạm y tế, trường học, giải toả ách tắc giao thông.
- Hỗ trợ nguồn lực để khôi phục các công trình thuỷ lợi, giao thông, các công trình cơ sở hạ tầng khác, hỗ trợ sản xuất của nhân dân.
- Đánh giá tổng hợp tình hình, xây dựng kế hoạch khôi phục sản xuất, ổn định đời sống, phát triển kinh tế - xã hội sau thiên tai.
Việc khắc phục hậu quả sóng thần gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Việc khắc phục hậu quả sóng thần được tổ chức như thế nào?
Căn cứ tại Điều 13 Quy chế phòng, chống động đất, sóng thần ban hành kèm theo Quyết định 78/2007/QĐ-TTg năm 2007, có quy định về tổ chức khắc phục hậu quả như sau:
Tổ chức khắc phục hậu quả
1. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm huy động nguồn lực trên địa bàn để khắc phục hậu quả, đồng thời báo cáo kịp thời lên cơ quan cấp trên và các cơ quan chức năng có thẩm quyền để chỉ đạo xử lý.
2. Các Bộ, ngành liên quan theo chức năng nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả thuộc Bộ, ngành mình và hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng do động đất, sóng thần gây ra.
3. Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả khi xảy ra động đất, sóng thần; tổng hợp chung, đề xuất biện pháp xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định các biện pháp cần thiết.
Như vậy, theo quy định trên thì việc khắc phục hậu quả sóng thần được tổ chức như sau:
- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm huy động nguồn lực trên địa bàn để khắc phục hậu quả, đồng thời báo cáo kịp thời lên cơ quan cấp trên và các cơ quan chức năng có thẩm quyền để chỉ đạo xử lý.
- Các Bộ, ngành liên quan theo chức năng nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả thuộc Bộ, ngành mình và hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng do động đất, sóng thần gây ra.
- Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả khi xảy ra động đất, sóng thần; tổng hợp chung, đề xuất biện pháp xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định các biện pháp cần thiết.
Kinh phí hỗ trợ khắc phục hậu quả sóng thần từ đâu?
Căn cứ tại Điều 14 Quy chế phòng, chống động đất, sóng thần ban hành kèm theo Quyết định 78/2007/QĐ-TTg năm 2007, có quy định về kinh phí hỗ trợ khắ phục hậu quả động đất, sóng thần như sau
Kinh phí hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất, sóng thần
1. Khi có động đất, sóng thần xảy ra, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ động sử dụng nguồn ngân sách dự phòng của địa phương để xử lý ngay những vấn đề cấp bách. Trường hợp vượt quá khả năng xử lý của địa phương thì phải báo cáo kịp thời lên Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đóng góp, ủng hộ giúp đỡ nạn nhân bị ảnh hưởng để sớm khắc phục hậu quả.
Như vậy, theo quy định trên thì khi có sóng thần xảy ra, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ động sử dụng nguồn ngân sách dự phòng của địa phương để xử lý ngay những vấn đề cấp bách.
Trường hợp vượt quá khả năng xử lý của địa phương thì phải báo cáo kịp thời lên Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đóng góp, ủng hộ giúp đỡ nạn nhân bị ảnh hưởng để sớm khắc phục hậu quả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?