Việc kê đơn và cấp thuốc kháng HIV cho người bệnh đã điều trị thuốc kháng HIV 12 tháng được thực hiện như thế nào?

Cho tôi hỏi việc kê đơn và cấp thuốc kháng HIV cho người bệnh đã điều trị thuốc kháng HIV 12 tháng được thực hiện như thế nào? Thời gian hẹn tái khám đối với người bệnh đã điều trị thuốc kháng HIV 12 tháng được quy định ra sao? Cơ sở điều trị có trách nhiệm gì khi người nhiễm HIV không đến khám theo thời gian hẹn khám lại? Câu hỏi của anh Q.N (Long An).

Việc kê đơn và cấp thuốc kháng HIV cho người bệnh đã điều trị thuốc kháng HIV 12 tháng được thực hiện như thế nào?

Theo điểm khoản 2 Điều 6 Thông tư 28/2018/TT-BYT quy định về nội dung thực hiện đối với người nhiễm HIV khám lại như sau:

Nội dung thực hiện đối với người nhiễm HIV khám lại
...
2. Kê đơn và cấp thuốc kháng HIV
a) Trường hợp người bệnh đã điều trị thuốc kháng HIV dưới 12 tháng kê đơn và cấp thuốc với số lượng tối đa là 30 ngày sử dụng. Trường hợp người bệnh muốn nhận thuốc kháng HIV tại trạm y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là trạm y tế xã) thì đánh giá tiêu chuẩn nhận thuốc tại trạm y tế xã, kê đơn, cấp thuốc và hướng dẫn người nhiễm HIV về nhận thuốc tại trạm y tế xã theo quy định tại điểm c, điểm d, Khoản 2 Điều này. Viết Giấy chuyển tuyến theo hướng dẫn tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này. Hẹn khám lại theo quy định tại Khoản 3 Điều này;
b) Trường hợp người bệnh đã điều trị thuốc kháng HIV từ 12 tháng trở lên:
Trường hợp điều trị thuốc kháng HIV chưa ổn định: kê đơn, cấp thuốc kháng HIV với số lượng tối đa là 30 ngày sử dụng.
Trường hợp điều trị thuốc kháng HIV ổn định và có nhu cầu tiếp tục nhận thuốc kháng HIV tại cơ sở điều trị: kê đơn, cấp thuốc kháng HIV với số lượng tối đa là 90 ngày sử dụng.
Trường hợp người bệnh điều trị thuốc kháng HIV ổn định và muốn nhận thuốc kháng HIV tại trạm y tế xã: Kê đơn, cấp thuốc và hướng dẫn người nhiễm HIV về nhận thuốc tại trạm y tế xã theo quy định tại điểm c, điểm d, Khoản 2 Điều này. Viết Giấy chuyển tuyến theo hướng dẫn tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Tiêu chuẩn người bệnh nhận thuốc kháng HIV tại trạm y tế xã: người nhiễm HIV điều trị thuốc kháng HIV từ đủ 06 tháng trở lên, đáp ứng tốt về lâm sàng, miễn dịch, tuân thủ điều trị tốt, không có tác dụng phụ của thuốc cần phải theo dõi thường xuyên, không có bệnh kèm theo và muốn được nhận thuốc tại trạm y tế xã;
...

Theo đó, trường hợp người bệnh đã điều trị thuốc kháng HIV từ 12 tháng trở lên, Việc kê đơn và cấp thuốc kháng HIV được thực hiện như sau:

- Trường hợp điều trị thuốc kháng HIV chưa ổn định: kê đơn, cấp thuốc kháng HIV với số lượng tối đa là 30 ngày sử dụng.

- Trường hợp điều trị thuốc kháng HIV ổn định và có nhu cầu tiếp tục nhận thuốc kháng HIV tại cơ sở điều trị: kê đơn, cấp thuốc kháng HIV với số lượng tối đa là 90 ngày sử dụng.

- Trường hợp người bệnh điều trị thuốc kháng HIV ổn định và muốn nhận thuốc kháng HIV tại trạm y tế xã: Kê đơn, cấp thuốc và hướng dẫn người nhiễm HIV về nhận thuốc tại trạm y tế xã theo quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 Điều 6 Thông tư 28/2018/TT-BYT. Viết Giấy chuyển tuyến theo hướng dẫn tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Điều 6 Thông tư 28/2018/TT-BYT.

Việc kê đơn và cấp thuốc kháng HIV cho người bệnh đã điều trị thuốc kháng HIV 12 tháng được thực hiện như thế nào?

Việc kê đơn và cấp thuốc kháng HIV cho người bệnh đã điều trị thuốc kháng HIV 12 tháng được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Thời gian hẹn tái khám đối với người bệnh đã điều trị thuốc kháng HIV 12 tháng được quy định như thế nào?

Theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 28/2018/TT-BYT quy định về nội dung thực hiện đối với người nhiễm HIV khám lại như sau:

Nội dung thực hiện đối với người nhiễm HIV khám lại
...
3. Hẹn khám lại:
a) Trường hợp người bệnh nhận thuốc kháng HIV tại cơ sở điều trị: Hẹn khám lại khi hết số thuốc được cấp hoặc khi có dấu hiệu bất thường, ghi lịch hẹn khám lại vào sổ khám bệnh của người bệnh;
b) Trường hợp người bệnh nhận thuốc kháng HIV tại trạm y tế xã: Định kỳ 03 tháng khám lại tại cơ sở điều trị hoặc khi có dấu hiệu bất thường; ghi lịch hẹn khám lại vào Sổ khám bệnh của người bệnh.
...

Theo đó, thời gian hẹn tái khám đối với người bệnh đã điều trị thuốc kháng HIV 12 tháng được quy định như sau:

- Trường hợp người bệnh nhận thuốc kháng HIV tại cơ sở điều trị: Hẹn khám lại khi hết số thuốc được cấp hoặc khi có dấu hiệu bất thường, ghi lịch hẹn khám lại vào sổ khám bệnh của người bệnh;

- Trường hợp người bệnh nhận thuốc kháng HIV tại trạm y tế xã: Định kỳ 03 tháng khám lại tại cơ sở điều trị hoặc khi có dấu hiệu bất thường; ghi lịch hẹn khám lại vào Sổ khám bệnh của người bệnh.

Cơ sở điều trị có trách nhiệm gì khi người nhiễm HIV không đến khám theo thời gian hẹn khám lại?

Theo khoản 5 Điều 6 Thông tư 28/2018/TT-BYT quy định về nội dung thực hiện đối với người nhiễm HIV khám lại như sau:

Nội dung thực hiện đối với người nhiễm HIV khám lại
...
5. Đến thời gian hẹn khám lại mà người bệnh không đến khám: Cơ sở điều trị liên hệ với người bệnh hoặc người nhà người bệnh để nhắc người bệnh đến tái khám và lĩnh thuốc theo lịch hẹn.
...

Theo đó, đến thời gian hẹn khám lại mà người bệnh không đến khám, cơ sở điều trị liên hệ với người bệnh hoặc người nhà người bệnh để nhắc người bệnh đến tái khám và lĩnh thuốc theo lịch hẹn.

Thuốc kháng HIV
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Phân phối thuốc kháng HIV miễn phí từ 15/12 được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Thuốc kháng HIV miễn phí do tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ theo Nghị định 141/2024 phân phối thế nào?
Pháp luật
Đơn vị đầu mối tổng hợp nhu cầu mua sắm thuốc kháng HIV để thực hiện lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc là đơn vị nào?
Pháp luật
Đơn vị đàm phán về nhu cầu mua sắm đối với thuốc kháng HIV được Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời trong thời gian bao lâu?
Pháp luật
Thuốc trị HIV có giống thuốc kháng HIV hay không? Thuốc kháng HIV thuộc loại danh mục thuốc nào?
Pháp luật
Thuốc kháng HIV do tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ được cấp điều trị miễn phí cho đối tượng nào?
Pháp luật
Thuốc kháng HIV được cấp để điều trị miễn phí cho người nhiễm HIV theo thứ tự ưu tiên như thế nào?
Pháp luật
Người bệnh đã điều trị thuốc kháng HIV từ 12 tháng trở lên nhưng vẫn chưa ổn định thì được kê đơn, cấp thuốc thế nào?
Pháp luật
Đối tượng được cấp thuốc kháng HIV miễn phí? Thu tiền thuốc kháng HIV đã được cấp, phát miễn phí bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Việc kê đơn và cấp thuốc kháng HIV cho người bệnh đã điều trị thuốc kháng HIV 12 tháng được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Chỉ những ai mới được phép kê đơn thuốc kháng HIV cho người nhiễm HIV và người bị phơi nhiễm với HIV?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thuốc kháng HIV
559 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuốc kháng HIV

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuốc kháng HIV

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào