Việc giao dịch ngoại tệ giữa các tổ chức tín dụng được phép trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng được pháp luật quy định như thế nào?
- Các tổ chức nào được phép giao dịch ngoại tệ?
- Các tổ chức tín dụng được phép giao dịch ngoại tệ trong phạm vi nào?
- Các tổ chức tín dụng được phép giao dịch ngoại tệ với nhau thông qua thỏa thuận giao dịch như thế nào?
- Tổ chức tín dụng được phép giao dịch ngoại tệ với nhau thực hiện việc xác nhận thỏa thuận giao dịch như thế nào?
- Nghĩa vụ xuất trình chứng từ đối với giao dịch ngoại tệ giữa các tổ chức tín dụng được quy định ra sao?
Các tổ chức nào được phép giao dịch ngoại tệ?
Khoản 1 Điều 2 Thông tư 02/2021/TT-NHNN quy định tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối là các ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối.
Giao dịch ngoại tệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau được quy định như thế nào?
Các tổ chức tín dụng được phép giao dịch ngoại tệ trong phạm vi nào?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 02/2021/TT-NHNN thì loại hình và phạm vi giao dịch ngoại tệ được phép của một tổ chức tín dụng được quy định như sau
- Tổ chức tín dụng được phép được thực hiện giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, giao dịch quyền chọn với tổ chức tín dụng được phép khác.
- Tổ chức tín dụng được phép được thực hiện giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, giao dịch bán quyền chọn với tổ chức kinh tế.
- Tổ chức tín dụng được phép được thực hiện giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn với người cư trú là tổ chức khác và cá nhân.
- Tổ chức tín dụng được phép được thực hiện giao dịch giao ngay với người không cư trú là tổ chức, cá nhân và giao dịch bán ngoại tệ kỳ hạn với người không cư trú là nhà đầu tư nước ngoài sở hữu trái phiếu Chính phủ phát hành bằng Đồng Việt Nam tại thị trường trong nước để phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho trái phiếu đầu tư của nhà đầu tư.
Như vậy, tổ chức tín dụng được phép giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép khác.
Các tổ chức tín dụng được phép giao dịch ngoại tệ với nhau thông qua thỏa thuận giao dịch như thế nào?
Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 02/2021/TT-NHNN thì thỏa thuận giao dịch ngoại tệ giữa các tổ chức tín dụng được quy định như sau:
- Đại diện giao dịch của hai bên thực hiện thỏa thuận các nội dung của giao dịch ngoại tệ trên cơ sở phạm vi hạn mức, thẩm quyền được phép và đảm bảo tối thiểu các nội dung sau:
+ Đại diện giao dịch;
+ Chỉ dẫn thanh toán;
+ Phương tiện giao dịch;
+ Hình thức xác nhận giao dịch, người có thẩm quyền xác nhận giao dịch đối với giao dịch thực hiện qua phương tiện điện tử, điện thoại;
+ Tên các bên tham gia giao dịch;
+ Ngày giao dịch;
+ Cặp đồng tiền giao dịch;
+ Số lượng ngoại tệ;
+ Tỷ giá;
+ Ngày thanh toán;
+ Giá mua quyền chọn (đối với giao dịch quyền chọn);
+ Ngày đáo hạn (đối với giao dịch quyền chọn).
- Thỏa thuận giao dịch do đại diện giao dịch của hai bên xác lập qua các phương tiện giao dịch là cam kết không được đơn phương thay đổi, chỉ được thay đổi hoặc hủy bỏ khi hai bên đạt được thỏa thuận bằng văn bản.
- Tổ chức tín dụng được phép tự chịu trách nhiệm về việc ủy quyền, giao hạn mức giao dịch cho đại diện giao dịch và có nghĩa vụ thực hiện giao dịch ngoại tệ đã được đại diện giao dịch xác lập với đối tác.
Tổ chức tín dụng được phép giao dịch ngoại tệ với nhau thực hiện việc xác nhận thỏa thuận giao dịch như thế nào?
Căn cứ tại Điều 12 Thông tư 02/2021/TT-NHNN thì tổ chức tín dụng khi xác nhận thỏa thuận giao dịch ngoại tệ với nhau phải đảm bảo thực hiện theo các yêu cầu sau:
- Sau khi thỏa thuận giao dịch được xác lập qua phương tiện điện tử, điện thoại, hai bên phải lập và gửi cho nhau xác nhận giao dịch. Bộ phận nghiệp vụ hỗ trợ giao dịch của mỗi bên thực hiện lập và gửi xác nhận giao dịch ngay trong ngày giao dịch. Đối với giao dịch phát sinh sau thời gian quy định, xác nhận giao dịch phải được gửi chậm nhất vào ngày làm việc kế tiếp ngày giao dịch.
- Nội dung của xác nhận giao dịch do các bên thỏa thuận nhưng phải đảm bảo tối thiểu có các thông tin như:
+ Tên các bên tham gia giao dịch;
+ Ngày giao dịch;
+ Cặp đồng tiền giao dịch;
+ Số lượng ngoại tệ;
+ Tỷ giá;
+ Ngày thanh toán;
+ Giá mua quyền chọn (đối với giao dịch quyền chọn);
+ Ngày đáo hạn (đối với giao dịch quyền chọn).
- Bên cạnh đó, nội dung của xác nhận giao dịch cần phải có phê duyệt của người có thẩm quyền xác nhận giao dịch đối với giao dịch thực hiện qua phương tiện điện tử, điện thoại.
- Trường hợp xác nhận giao dịch qua Hệ thống SWIFT (Society for Worldwide Interbank and Financial Telecommunication) thì tổ chức tín dụng được phép phải thiết lập quy trình tạo lập, gửi và nhận điện xác nhận đảm bảo an toàn, phòng ngừa rủi ro. Tổ chức tín dụng được phép phải tuân thủ các quy định của Luật Giao dịch điện tử và quy định của pháp luật có liên quan.
- Trường hợp xác nhận giao dịch được gửi qua máy fax hoặc bản đính kèm qua thư điện tử thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày giao dịch, hai bên phải gửi cho nhau bản gốc.
Nghĩa vụ xuất trình chứng từ đối với giao dịch ngoại tệ giữa các tổ chức tín dụng được quy định ra sao?
Điều 13 Thông tư 02/2021/TT-NHNN quy định về chứng từ trong giao dịch ngoại tệ giữa các tổ chức tín dụng như sau, tổ chức tín dụng được phép khi thực hiện giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép khác không phải xuất trình chứng từ chứng minh mục đích sử dụng ngoại tệ.
Như vậy, các tổ chức tín dụng được phép giao dịch ngoại tệ có thể thực hiện giao dịch với nhau thông qua việc thỏa thuận miễn là xác nhận thỏa thuận theo quy định được đề cập trên. Bên cạnh đó, có một điểm khác biệt về giao dịch ngoại tệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau và giao dịch ngoại tệ giữa tổ chức tín dụng và cá nhân là giao dịch giữa các tổ chức không cần phải xuất trình chứng từ chứng minh mục đích sử dụng ngoại tệ khi tổ chức tín dụng đó đã được phép thực hiện giao dịch ngoại tệ đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục cảnh sát giao thông có tiếp nhận vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông xác minh, điều tra, giải quyết không?
- Dự toán và phương pháp xác định chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị theo Thông tư 12/2024 thế nào?
- 03 trường hợp phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở? Hội đồng an toàn vệ sinh lao động có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Chủ chương trình và Ban quản lý chương trình dự án đầu tư công có trách nhiệm giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào?
- Thành viên Đoàn kiểm toán không phải Kiểm toán viên nhà nước gồm những ai? Trưởng Đoàn kiểm toán được cho phép thành viên nghỉ làm việc mấy ngày?