Việc giám sát quá trình khai thác thực vật rừng thông thường của tổ chức, cá nhân sẽ do cơ quan nhà nước nào thực hiện?
- Trong việc khai thác thì ngoài gỗ, thực vật rừng còn bao gồm những loại nào?
- Có thể nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án khai thác thực vật rừng thông thường đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua hình thức nào?
- Việc giám sát quá trình khai thác thực vật rừng thông thường của tổ chức, cá nhân sẽ do cơ quan nhà nước nào thực hiện?
Trong việc khai thác thì ngoài gỗ, thực vật rừng còn bao gồm những loại nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 3 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT định nghĩa về thực vật rừng như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Cơ quan Kiểm lâm sở tại là Cơ quan Kiểm lâm cấp huyện hoặc Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh ở những địa phương không có Cơ quan Kiểm lâm cấp huyện.
2. Gỗ tròn là gỗ nguyên khai, gỗ lóc lõi còn nguyên hình dạng sau khai thác chưa cắt khúc hoặc đã cắt khúc có kích thước thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Gỗ có đường kính đầu nhỏ từ 10 centimét (cm) đến dưới 20 cm và chiều dài từ 01 mét (m) trở lên;
b) Gỗ có đường kính đầu nhỏ từ 20 cm trở lên và chiều dài từ 30 cm trở lên;
c) Gỗ rừng trồng, rừng tràm, rừng ngập mặn có đường kính đầu nhỏ từ 06 cm trở lên và chiều dài từ 01 m trở lên.
3. Gỗ xẻ, gỗ đẽo là gỗ đã bị tác động thành gỗ có hình dạng thanh, tấm, hộp, tròn, khối trụ đa giác hoặc hình thù khác.
4. Thực vật rừng ngoài gỗ, bao gồm: Các loại thuộc họ song, mây, tre, nứa, cau, dừa, sim, mua; thực vật rừng thân thảo; nấm, củi, dẫn xuất, bộ phận khác của cây gỗ.
5. Chủ lâm sản là tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh, hộ gia đình, cộng đồng dân cư có quyền sở hữu hợp pháp đối với lâm sản theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, trong việc khai thác thực vật rừng thì ngoài gỗ, thực vật rừng sẽ bao gồm những loại sau:
- Các loại thuộc họ song, mây, tre, nứa, cau, dừa, sim, mua;
- Thực vật rừng thân thảo;
- Nấm, củi, dẫn xuất, bộ phận khác của cây gỗ.
Việc giám sát quá trình khai thác thực vật rừng thông thường của tổ chức, cá nhân sẽ do cơ quan nhà nước nào thực hiện? (Hình từ Internet)
Có thể nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án khai thác thực vật rừng thông thường đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua hình thức nào?
Trình tự phê duyệt hồ sơ đề nghị phương án khai thác thực vật rừng thông thường được quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT như sau:
Phê duyệt Phương án khai thác thực vật rừng thông thường
...
4. Trình tự thực hiện:
a) Chủ rừng hoặc tổ chức, cá nhân được chủ rừng ủy quyền nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này đến Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử thực hiện theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP.
b) Thời gian trả lời tính hợp lệ của thành phần hồ sơ:
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính hợp lệ của thành phần hồ sơ cho chủ rừng hoặc tổ chức, cá nhân được chủ rừng ủy quyền.
Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan phê duyệt xem xét tính hợp lệ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
c) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Phương án khai thác lâm sản và trả kết quả cho chủ rừng hoặc tổ chức, cá nhân được chủ rừng ủy quyền; trường hợp không phê duyệt thì thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
...
Theo quy định trên thì chủ rừng hoặc tổ chức, cá nhân được chủ rừng ủy quyền có thể nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án khai thác thực vật rừng thông thường đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua các hình thức sau:
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính;
- Nộp hồ sơ qua môi trường điện tử.
LƯU Ý:
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ phê duyệt kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính hợp lệ của thành phần hồ sơ cho chủ rừng hoặc tổ chức, cá nhân được chủ rừng ủy quyền.
Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử thì trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan sẽ phê duyệt xem xét tính hợp lệ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Việc giám sát quá trình khai thác thực vật rừng thông thường của tổ chức, cá nhân sẽ do cơ quan nhà nước nào thực hiện?
Việc giám sát quá trình thực hiện phương án khai thác thực vật rừng thông thường của tổ chức, cá nhân được quy định tại Điều 6 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT như sau:
Phê duyệt Phương án khai thác thực vật rừng thông thường
...
4. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Phương án khai thác gửi bản sao Phương án khai thác được phê duyệt đến Cơ quan Kiểm lâm sở tại nơi khai thác để theo dõi, kiểm tra, giám sát.
Như vậy, việc giám sát quá trình khai thác thực vật rừng thông thường của tổ chức, cá nhân sẽ do Cơ quan Kiểm lâm sở tại nơi khai thác thực hiện.
Việc giám sát sẽ được Cơ quan Kiểm lâm thực hiện dựa trên nội dung của bản sao phương án khai thác thực vật rừng của tổ chức, cá nhân được nhận từ Cơ quan phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?