Việc giám sát chất lượng dịch vụ phát thanh của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện khi nào? Đơn vị được giám sát này có trách nhiệm gì?
Việc giám sát chất lượng dịch vụ phát thanh của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện khi nào?
Việc giám sát chất lượng dịch vụ phát thanh của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư 24/2016/TT-BTTTT như sau:
Giám sát chất lượng dịch vụ của cơ quan quản lý nhà nước
1. Trong trường hợp cần thiết, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử tổ chức thực hiện việc giám sát và quyết định lựa chọn đơn vị đo kiểm được chỉ định theo quy định để thực hiện đo giám sát chất lượng dịch vụ theo quy định tại Thông tư này phù hợp phạm vi cung cấp dịch vụ của đơn vị cung cấp dịch vụ.
2. Việc giám sát chất lượng dịch vụ phát thanh, truyền hình phải tuân thủ đúng quy định và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng với dịch vụ được giám sát.
Như vậy, trong trường hợp cần thiết thì Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử tổ chức thực hiện việc giám sát chất lượng dịch vụ phát thanh.
Việc giám sát chất lượng dịch vụ phát thanh của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện khi nào? (Hình từ Internet)
Việc đo kiểm phục vụ công tác giám sát chất lượng dịch vụ phát thanh được quy định như thế nào?
Việc đo kiểm phục vụ công tác giám sát chất lượng dịch vụ phát thanh được quy định tại Điều 15 Thông tư 24/2016/TT-BTTTT như sau:
Đo kiểm phục vụ kiểm tra, giám sát
1. Việc đo kiểm phục vụ công tác kiểm tra, giám sát chất lượng dịch vụ phát thanh, truyền hình do đơn vị đo kiểm được chỉ định.
2. Cơ quan quản lý nhà nước lựa chọn đơn vị đo kiểm được chỉ định phục vụ kiểm tra, giám sát có trách nhiệm chi trả các chi phí đo kiểm, lấy mẫu, thử nghiệm và các chi phí khác theo quy định của pháp luật.
3. Đơn vị đo kiểm được chỉ định thực hiện việc đo kiểm chất lượng dịch vụ phát thanh, truyền hình để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đo kiểm; lưu trữ các số liệu đo kiểm ít nhất là hai mươi bốn (24) tháng kể từ ngày lập báo cáo kết quả đo kiểm và giải trình, cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.
Như vậy, theo quy định trên thì việc đo kiểm phục vụ công tác giám sát chất lượng dịch vụ phát thanh được quy định sau:
- Việc đo kiểm phục vụ công tác kiểm tra, giám sát chất lượng dịch vụ phát thanh do đơn vị đo kiểm được chỉ định.
- Cơ quan quản lý nhà nước lựa chọn đơn vị đo kiểm được chỉ định phục vụ kiểm tra, giám sát có trách nhiệm chi trả các chi phí đo kiểm, lấy mẫu, thử nghiệm và các chi phí khác theo quy định của pháp luật.
- Đơn vị đo kiểm được chỉ định thực hiện việc đo kiểm chất lượng dịch vụ phát thanh để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đo kiểm; lưu trữ các số liệu đo kiểm ít nhất là 24 tháng kể từ ngày lập báo cáo kết quả đo kiểm và giải trình, cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.
Đơn vị được giám sát chất lượng dịch vụ phát thanh có trách nhiệm gì?
Đơn vị được giám sát chất lượng dịch vụ phát thanh có trách nhiệm được quy định tại Điều 16 Thông tư 24/2016/TT-BTTTT như sau:
Trách nhiệm của đơn vị được kiểm tra, giám sát
1. Người đứng đầu đơn vị được kiểm tra hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật phải làm việc với đoàn kiểm tra trong suốt quá trình kiểm tra và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra.
2. Chuẩn bị đầy đủ các nội dung, tài liệu, số liệu và phương tiện cần thiết cho việc đo kiểm, giám sát, kiểm tra; chịu trách nhiệm về tính chính xác của các số liệu, tài liệu; giải trình và cung cấp số liệu, tài liệu theo yêu cầu của đoàn kiểm tra.
3. Cung cấp tín hiệu, quyền truy cập dịch vụ, thiết bị giải mã; miễn phí, miễn cước phần dịch vụ phát thanh, truyền hình phục vụ công tác đo kiểm, giám sát, kiểm tra chất lượng.
4. Thực hiện ngay các biện pháp khắc phục tồn tại về chất lượng dịch vụ phát thanh, truyền hình theo yêu cầu của đoàn kiểm tra.
Như vậy, theo quy định trên thì đơn vị được giám sát chất lượng dịch vụ phát thanh có các trách nhiệm sau:
- Người đứng đầu đơn vị được kiểm tra hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật phải làm việc với đoàn kiểm tra trong suốt quá trình kiểm tra và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra.
- Chuẩn bị đầy đủ các nội dung, tài liệu, số liệu và phương tiện cần thiết cho việc đo kiểm, giám sát, kiểm tra; chịu trách nhiệm về tính chính xác của các số liệu, tài liệu; giải trình và cung cấp số liệu, tài liệu theo yêu cầu của đoàn kiểm tra.
- Cung cấp tín hiệu, quyền truy cập dịch vụ, thiết bị giải mã; miễn phí, miễn cước phần dịch vụ phát thanh phục vụ công tác đo kiểm, giám sát, kiểm tra chất lượng.
- Thực hiện ngay các biện pháp khắc phục tồn tại về chất lượng dịch vụ phát thanh theo yêu cầu của đoàn kiểm tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?