Việc giải trình vi phạm hành chính về thuế được áp dụng đối với những hành vi vi phạm hành chính nào?
Việc giải trình vi phạm hành chính về thuế được áp dụng đối với những hành vi vi phạm hành chính nào?
Các trường hợp giải trình vi phạm hành chính về thuế được quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:
Giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
1. Các trường hợp giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
a) Hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được phát hiện thông qua công tác thanh tra thuế, kiểm tra thuế hoặc các trường hợp lập biên bản vi phạm hành chính điện tử;
b) Hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 16, 17, 18; khoản 3 Điều 20; khoản 7 Điều 21; Điều 22 và Điều 28 Nghị định này.
2. Việc giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy, theo quy định, việc giải trình vi phạm hành chính về thuế được áp dụng đối với những hành vi vi phạm sau đây:
(1) Hành vi vi phạm hành chính về thuế được phát hiện thông qua công tác thanh tra thuế, kiểm tra thuế hoặc các trường hợp lập biên bản vi phạm hành chính điện tử;
(2) Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn được quy định tại Điều 16 Nghị định 125/2020/NĐ-CP;
(3) Hành vi trốn thuế được quy định tại Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP;
(4) Các hành vi vi phạm đối với ngân hàng thương mại, người bảo lãnh nộp tiền thuế được quy định tại Điều 18 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
Việc giải trình vi phạm hành chính về thuế được áp dụng đối với những hành vi vi phạm hành chính nào? (Hình từ Internet)
Việc giải trình vi phạm hành chính về thuế được thực hiện thông qua những hình thức nào?
Hình thức giải trình vi phạm hành chính về thuế được quy định tại khoản 2 Điều 37 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
Đồng thời, căn cứ Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định như sau:
Giải trình
...
2. Đối với trường hợp giải trình bằng văn bản, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi văn bản giải trình cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì người có thẩm quyền xử phạt có thể gia hạn nhưng không quá 05 ngày làm việc theo đề nghị của cá nhân, tổ chức vi phạm. Việc gia hạn của người có thẩm quyền xử phạt phải bằng văn bản.
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính tự mình hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp của mình thực hiện việc giải trình bằng văn bản.
3. Đối với trường hợp giải trình trực tiếp, cá nhân, tổ chức, vi phạm hành chính phải gửi văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
...
Như vậy, theo quy định, việc giải trình vi phạm hành chính về thuế được thực hiện thông qua 2 hình thức sau đây:
- Giải trình bằng văn bản.
- Giải trình trực tiếp.
Trường hợp giải trình vi phạm hành chính về thuế trực tiếp thì có cần lập thành biên bản không?
Trường hợp giải trình vi phạm hành chính về thuế trực tiếp được quy định tại khoản 3 Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) như sau:
Giải trình
...
3. Đối với trường hợp giải trình trực tiếp, cá nhân, tổ chức, vi phạm hành chính phải gửi văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
...
Việc giải trình trực tiếp được lập thành biên bản và phải có chữ ký của các bên liên quan; trường hợp biên bản gồm nhiều trang thì các bên phải ký vào từng trang biên bản. Biên bản phải được lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính và giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc người đại diện hợp pháp của họ 01 bản.
4. Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không yêu cầu giải trình nhưng trước khi hết thời hạn quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này lại có yêu cầu giải trình thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm.
...
Theo quy định, đối với trường hợp giải trình trực tiếp thì cá nhân, tổ chức, vi phạm hành chính về thuế phải gửi văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Như vậy, việc giải trình trực tiếp được lập thành biên bản và phải có chữ ký của các bên liên quan; trường hợp biên bản gồm nhiều trang thì các bên phải ký vào từng trang biên bản.
Biên bản phải được lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính và giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc người đại diện hợp pháp của họ 01 bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?
- Tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ gồm những gì?
- Nội dung kiểm tra hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất gồm những gì?