Việc giải quyết yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu được thực hiện theo trình tự, thủ tục như thế nào?
- Ai có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu theo quy định của pháp luật?
- Đơn yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu bao gồm những nội dung gì?
- Vấn đề xét đơn yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu được quy định như thế nào?
- Quyết định tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu của Tòa án được quy định như thế nào?
Ai có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu theo quy định của pháp luật?
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014, công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Theo đó tại khoản 4 Điều 2 Luật Công chứng 2014 giải thích văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định của Luật này.
Theo khoản 1 Điều 398 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, những người có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu bao gồm:
Công chứng viên đã thực hiện việc công chứng, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu khi có căn cứ cho rằng việc công chứng có vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật về công chứng.
Văn bản công chứng vô hiệu (Hình từ Internet)
Đơn yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu bao gồm những nội dung gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 398 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu phải có các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 362 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Theo đó, căn cứ theo khoản 2 Điều 362 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, đơn yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu bao gồm những nội dung sau:
- Ngày, tháng, năm làm đơn;
- Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự;
- Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu;
- Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó;
- Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó (nếu có);
- Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình;
- Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp tổ chức yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Ngoài ra, kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu là có căn cứ và hợp pháp (Theo khoản 3 Điều 398 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).
Vấn đề xét đơn yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu được quy định như thế nào?
Theo Điều 399 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, vấn đề xét đơn yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu được quy định như sau:
- Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu là 01 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu; hết thời hạn này, Tòa án phải ra quyết định mở phiên họp để xét đơn yêu cầu.
- Sau khi thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu, Tòa án có thẩm quyền phải thông báo ngay cho tổ chức hành nghề công chứng, Công chứng viên đã thực hiện việc công chứng, người yêu cầu công chứng, người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Viện kiểm sát cùng cấp.
- Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu.
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, Tòa án phải mở phiên họp để xét đơn yêu cầu.
Quyết định tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu của Tòa án được quy định như thế nào?
Theo Điều 400 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về quyết định tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu của Tòa án như sau:
- Tòa án có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
- Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu. Trong quyết định này, Tòa án phải quyết định về hậu quả pháp lý của việc tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?