Việc giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ thuộc thẩm quyền giải quyết của Kiểm toán Nhà nước có buộc phải tổ chức đối thoại không?
- Việc giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ thuộc thẩm quyền giải quyết của Kiểm toán Nhà nước có buộc phải tổ chức đối thoại không?
- Thành phần tham gia đối thoại giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ gồm những người nào?
- Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định kỷ luật cán bộ được gửi cho những ai?
Việc giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ thuộc thẩm quyền giải quyết của Kiểm toán Nhà nước có buộc phải tổ chức đối thoại không?
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Quy trình tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 161/QĐ-KTNN năm 2016 quy định về việc tổ chức đối thoại như sau:
Tổ chức đối thoại
1. Các trường hợp đối thoại
a) Trong quá trình giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, người giải quyết khiếu nại lần đầu tổ chức đối thoại nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau. Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh tổ chức đối thoại.
b) Trong quá trình giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức, người giải quyết khiếu nại lần đầu, lần hai phải tổ chức đối thoại.
2. Thành phần tham gia đối thoại, nội dung đối thoại
a) Thành phần tham gia đối thoại gồm: Người giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại, người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan.
...
Như vậy, theo quy định thì trong quá trình giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ thuộc thẩm quyền giải quyết của Kiểm toán Nhà nước, người giải quyết khiếu nại lần đầu, lần hai bắt buộc phải tổ chức đối thoại.
Việc giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ thuộc thẩm quyền giải quyết của Kiểm toán Nhà nước có buộc phải tổ chức đối thoại không? (Hình từ Internet)
Thành phần tham gia đối thoại giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ gồm những người nào?
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 13 Quy trình tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 161/QĐ-KTNN năm 2016 quy định về việc tổ chức đối thoại như sau:
Tổ chức đối thoại
1. Các trường hợp đối thoại
a) Trong quá trình giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, người giải quyết khiếu nại lần đầu tổ chức đối thoại nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau. Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh tổ chức đối thoại.
b) Trong quá trình giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức, người giải quyết khiếu nại lần đầu, lần hai phải tổ chức đối thoại.
2. Thành phần tham gia đối thoại, nội dung đối thoại
a) Thành phần tham gia đối thoại gồm: Người giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại, người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan.
b) Nội dung đối thoại: Người giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh khi đối thoại phải nêu rõ nội dung cần đối thoại, kết quả xác minh nội dung khiếu nại; người tham gia đối thoại có quyền trình bày ý kiến, bổ sung thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến khiếu nại và yêu cầu của mình.
Như vậy, theo quy định thì thành phần tham gia đối thoại gồm:
(1) Người giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại;
(2) Người khiếu nại;
(3) Người bị khiếu nại;
(4) Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan.
Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định kỷ luật cán bộ được gửi cho những ai?
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 14 Quy trình tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 161/QĐ-KTNN năm 2016 quy định về việc ban hành, gửi, công khai quyết định giải quyết khiếu nại như sau:
Ban hành, gửi, công khai quyết định giải quyết khiếu nại
...
2. Gửi quyết định giải quyết khiếu nại
...
b) Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định kỷ luật cán bộ, công chức được gửi người khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, Tổng KTNN, Thanh tra KTNN. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai được gửi cho các đối tượng nêu trên và người giải quyết khiếu nại lần đầu trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày ban hành.
3. Công khai quyết định giải quyết khiếu nại lần hai
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai Chánh Thanh tra KTNN hoặc thủ trưởng đơn vị được Tổng KTNN giao giải quyết khiếu nại có trách nhiệm công bố quyết định giải quyết khiếu nại tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị khiếu nại công tác hoặc niêm yết tại trụ sở KTNN hoặc thông báo trên Báo Kiểm toán, Website KTNN theo quy định.
Như vậy, theo quy định thì quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định kỷ luật cán bộ được gửi đến những người sau đây:
(1) Người khiếu nại;
(2) Người có quyền, nghĩa vụ liên quan;
(3) Tổng Kiểm toán Nhà nước;
(4) Thanh tra Kiểm toán Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tóm tắt quá trình công tác của Đảng viên đề nghị tặng Huy hiệu đảng? Tải mẫu tóm tắt quá trình công tác?
- Thuyết minh về phong tục lì xì ngày Tết hay và ý nghĩa? Phong tục lì xì ngày Tết ở Việt Nam? Nhiệm vụ học sinh là gì?
- Nghị định 168 sửa đổi, bổ sung Nghị định 100 về xử phạt giao thông như thế nào? Tải về Nghị định 168/2024/NĐ-CP ở đâu?
- Vì sao lấy ngày 3 2 là ngày thành lập Đảng? Năm nay kỷ niệm bao nhiêu năm ngày thành lập Đảng 3 2?
- Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản diễn ra ở đâu? Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng CSVN thông qua các văn kiện nào theo Hướng dẫn 175?