Việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài nhằm thực hiện mục tiêu gì? Tuyển chọn lao động đi làm việc ở nước ngoài được thực hiện thế nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến vấn đề đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Cho tôi hỏi việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài nhằm thực hiện mục tiêu gì? Tuyển chọn lao động đi làm việc ở nước ngoài được thực hiện thế nào? Câu hỏi của anh Thanh Tú ở Đồng Tháp.

Việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài nhằm thực hiện mục tiêu gì?

Căn cứ Điều 1 Nghị định 141/2005/NĐ-CP quy định về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài như sau:

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
1. Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một hoạt động kinh tế - xã hội góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ nghề nghiệp, tác phong làm việc tiên tiến cho người lao động.
2. Nhà nước khuyến khích các cơ quan, tổ chức, người Việt Nam ở trong nước và ngoài nước tham gia vào việc mở thị trường, tìm đối tác, hợp đồng để tạo điều kiện cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam và pháp luật nước sở tại.

Theo đó, việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài nhằm góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ nghề nghiệp, tác phong làm việc tiên tiến cho người lao động.

Tải về mẫu hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài mới nhất 2023: Tại Đây

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (Hình từ Internet)

Tuyển chọn lao động đi làm việc ở nước ngoài được thực hiện thế nào?

Theo Điều 5 Nghị định 141/2005/NĐ-CP quy định về tuyển chọn lao động như sau:

Tuyển chọn lao động
Doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định này phải trực tiếp tuyển chọn lao động; phối hợp với chính quyền địa phương thông báo công khai về số lượng lao động tuyển chọn, giới tính, độ tuổi, ngành nghề, thời hạn hợp đồng, điều kiện làm việc và sinh hoạt, tiền công, tiền làm thêm giờ và các khoản thu nhập khác (nếu có), bảo hiểm xã hội, các khoản chi phí mà người lao động phải nộp trước khi đi và trong thời gian làm việc ở nước ngoài.

Căn cứ Điều 3 Nghị định 141/2005/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng như sau:

Đối tượng áp dụng
1. Doanh nghiệp.
2. Người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
3. Người bảo lãnh cho người lao động.
4. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động xuất khẩu lao động.

Theo quy định trên, doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định này phải trực tiếp tuyển chọn lao động.

Đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương thông báo công khai về số lượng lao động tuyển chọn, giới tính, độ tuổi, ngành nghề, thời hạn hợp đồng, điều kiện làm việc và sinh hoạt, tiền công, tiền làm thêm giờ và các khoản thu nhập khác (nếu có), bảo hiểm xã hội, các khoản chi phí mà người lao động phải nộp trước khi đi và trong thời gian làm việc ở nước ngoài.

Việc quản lý và giải quyết các vấn đề phát sinh đối với người lao động được quy định thế nào?

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 141/2005/NĐ-CP về quản lý và giải quyết các vấn đề phát sinh đối với người lao động như sau:

Quản lý và giải quyết các vấn đề phát sinh đối với người lao động
Doanh nghiệp có trách nhiệm sau:
1. Cử cán bộ đại diện doanh nghiệp kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng; bảo vệ lợi ích hợp pháp của người lao động.
2. Cùng với đối tác và người sử dụng lao động nước ngoài giải quyết các vấn đề phát sinh đối với người lao động trong các trường hợp:
a) Người sử dụng lao động thực hiện không đúng hợp đồng lao động đã ký với người lao động;
b) Người lao động bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro hoặc bị bệnh nghề nghiệp, bị xâm hại danh dự, nhân phẩm;
c) Người lao động bị chết.
3. Tư vấn, hỗ trợ người lao động trong trường hợp có tranh chấp về quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động.
4. Phối hợp với đối tác, gia đình và người bảo lãnh vận động, thuyết phục người lao động đã bỏ trốn trở lại nơi làm việc theo hợp đồng; nếu người lao động không thực hiện, doanh nghiệp phải báo cáo với Cục quản lý lao động ngoài nước, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc các cơ quan khác được uỷ nhiệm thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện Việt Nam) ở nước sở tại để xử lý theo quy định của Nghị định này.
5. Cung cấp thông tin cho Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại để cấp giấy tờ cho người lao động về nước.

Như vậy, việc quản lý và giải quyết các vấn đề phát sinh đối với người lao động được thực hiện theo quy định tại Điều 9 nêu trên.

Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thực hiện cập nhật thông tin trên hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như thế nào?
Pháp luật
Kinh doanh dịch vụ đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có bắt buộc phải thành lập công ty cổ phần không?
Pháp luật
Mức trần tiền ký quỹ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là bao nhiêu? Người lao động có được trả lãi khi nộp tiền ký quỹ?
Pháp luật
Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
Pháp luật
Phạm vi bảo lãnh của bên bảo lãnh đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có bao gồm việc thanh toán tiền dịch vụ cho người lao động?
Pháp luật
Mức trần giá dịch vụ môi giới đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là bao nhiêu?
Pháp luật
Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được cấp trong bao lâu?
Pháp luật
Ai thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng?
Pháp luật
Thời hạn để doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoàn lại số tiền ký quỹ đã sử dụng là bao lâu?
Pháp luật
Tiền dịch vụ là gì? Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có phải nộp tiền dịch vụ cho doanh nghiệp dịch vụ không?
Pháp luật
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải duy trì điều kiện gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
1,782 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào