Việc doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội chủ động cung cấp đường dẫn đến trang thông tin điện tử có nội dung vi phạm pháp luật bị phạt bao nhiêu tiền?
- Việc doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội chủ động cung cấp đường dẫn đến trang thông tin điện tử có nội dung vi phạm pháp luật bị phạt bao nhiêu tiền?
- Doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội phải quản lý thông tin đối với mạng xã hội như thế nào?
- Việc bảo đảm chỉ những thông tin hợp pháp theo pháp luật Việt Nam mới được truyền đến người sử dụng Internet tại Việt Nam có thuộc chính sách phát triển, quản lý Internet và thông tin trên mạng không?
Việc doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội chủ động cung cấp đường dẫn đến trang thông tin điện tử có nội dung vi phạm pháp luật bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 100 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm c khoản 36 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm d khoản 36 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP vi phạm các quy định về trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội
Vi phạm các quy định về trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội
...
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng thông tin cá nhân của người khác trên mạng xã hội nhưng chưa được sự đồng ý của cá nhân đó;
b) Không cung cấp thông tin cá nhân hoặc thông tin riêng của người sử dụng có liên quan đến hoạt động khủng bố, tội phạm, vi phạm pháp luật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Không có hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc giải quyết khiếu nại của khách hàng đối với việc cung cấp dịch vụ theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;
d) Không thực hiện lưu trữ các thông tin về tài khoản, thời gian đăng nhập, đăng xuất, địa chỉ IP của người sử dụng và nhật ký xử lý thông tin được đăng tải theo quy định;
...
h) Cung cấp dịch vụ không đúng với quy định tại Giấy phép thiết lập mạng xã hội;
i) Chủ động cung cấp đường dẫn đến trang thông tin điện tử hoặc ứng dụng có nội dung vi phạm pháp luật.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép thiết lập mạng xã hội từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c, d, đ và h khoản 2 và khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Buộc thu hồi tên miền do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Như vậy, việc doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội chủ động cung cấp đường dẫn đến trang thông tin điện tử có nội dung vi phạm pháp luật có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Việc doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội chủ động cung cấp đường dẫn đến trang thông tin điện tử có nội dung vi phạm pháp luật bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội phải quản lý thông tin đối với mạng xã hội như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 23d Nghị định 72/2013/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 27/2018/NĐ-CP:
Theo đó, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội phải quản lý thông tin đối với mạng xã hội như sau:
- Có thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội phù hợp theo các quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 23đ Nghị định này và được đăng tải trên trang chủ của mạng xã hội;
- Bảo đảm người sử dụng phải đồng ý thỏa thuận sử dụng dịch vụ mạng xã hội bằng phương thức trực tuyến thì mới có thể sử dụng được các dịch vụ, tiện ích của mạng xã hội;
- Có cơ chế phối hợp để có thể loại bỏ ngay nội dung vi phạm khoản 1 Điều 5 Nghị định này chậm nhất sau 03 giờ kể từ khi tự phát hiện hoặc có yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc cơ quan cấp phép (bằng văn bản, điện thoại, email);
- Có biện pháp bảo vệ bí mật thông tin riêng, thông tin cá nhân của người sử dụng;
- Bảo đảm quyền quyết định của người sử dụng trong việc cho phép thu thập thông tin cá nhân của mình hoặc cung cấp cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khác.
Việc bảo đảm chỉ những thông tin hợp pháp theo pháp luật Việt Nam mới được truyền đến người sử dụng Internet tại Việt Nam có thuộc chính sách phát triển, quản lý Internet và thông tin trên mạng không?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 72/2013/NĐ-CP về chính sách phát triển, quản lý Internet và thông tin trên mạng:
Chính sách phát triển, quản lý Internet và thông tin trên mạng
...
4. Ngăn chặn những hành vi lợi dụng Internet gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục và vi phạm quy định của pháp Luật. Áp dụng các biện pháp bảo vệ trẻ em, thanh thiếu niên khỏi tác động tiêu cực của Internet.
5. Bảo đảm chỉ những thông tin hợp pháp theo pháp Luật Việt Nam mới được truyền, kể cả truyền qua biên giới, đến người sử dụng Internet tại Việt Nam.
6. Khuyến khích và tạo Điều kiện sử dụng rộng rãi tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”, tên miền tiếng Việt và chuyển đổi sang công nghệ địa chỉ Internet IPv6 (gọi tắt là công nghệ IPv6).
Như vậy, cơ chế bảo đảm chỉ những thông tin hợp pháp theo pháp Luật Việt Nam mới được truyền, kể cả truyền qua biên giới, đến người sử dụng Internet tại Việt Nam thuộc chính sách phát triển, quản lý Internet và thông tin trên mạng của Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngoài bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp xã, hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp xã còn có gì?
- Lập, chỉnh lý, cập nhật, quản lý, khai thác hồ sơ địa chính như thế nào khi địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai?
- Quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì sẽ được thực hiện như thế nào?
- Hợp đồng thuê giám đốc là gì? Mẫu hợp đồng thuê giám đốc mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu ở đâu?
- Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu có được thực hiện bằng hình thức đăng ký điện tử không?